Hiện trạng quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 52 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn

3.1.6. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước

Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013 đã phản ánh được những quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Để thực hiện Luật tài nguyên nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa những điều được ghi trong luật. Những văn bản dưới luật bao gồm các Quy định, Nghị định, Thông tư về hoạt động quản lý nguồn nước, các Pháp lệnh của Nhà nước liên quan đến bảo vệ nguồn nước (như Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình sửa đổi, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh phịng chống lụt bão…). Theo đó đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của UBND các cấp.

Dưới đây là một số các văn bản liên quan đến tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn đã ban hành:

- Quyết định số 131 /QĐ-STNMT ngày 30/06/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt danh sách ngắn các nhà thầu tham gia thực hiện đặt hàng gói thầu: Khảo sát, điều tra, lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Kế hoạch hành động số 95/KH-UBND ngày 24/09/2015 của UBND tỉnh về Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Chương trình hành động số 92-CTr/TU ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 20 tháng 6 năm 20114 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 1 năm 20114 của Chính phủ và Chương trình hành động số 92-CTr/TU ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. - Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch

UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh Lạng Sơn;

- Công văn số 329/UBND-KT ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước

- Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Công văn số 894/STNMT-TNN ngày 07/11/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung mẫu đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất;

- Công văn số 19/HDĐK-STNMT ngày 08/01/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình;

Và nhiều quyết định quy định của UBND tỉnh về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước trên mặt đất, nước dưới mặt đất trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, sau khi rà sốt tình hình thực hiện Văn bản quy phạm pháp luật, quy định chính sách về tài nguyên nước ở các cấp cho thấy cịn nhiều hạn chế như:

- Các chính sách tài nguyên nước chưa thống nhất và đồng bộ, các chính sách tài nguyên nước liên ngành chưa được quan tâm nghiên cứu;

- Cơ cấu và tổ chức bộ máy vận hành của các ngành chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo tinh thần của Luật Tài nguyên nước.

- Sự phối hợp giữa các ngành dùng nước chưa chặt chẽ, các ngành khi lập dự án phát triển theo ý của từng ngành, ít liên hệ với nhau trong việc giải quyết cấp thốt nước hoặc phịng tránh thiên tai, úng ngập, lũ bão.

- Công tác quản lý về quy định xả thải vào nguồn nước mặt còn thiếu chặt chẽ, việc giám sát về chất lượng nước xả thải tránh gây ô nhiễm tài nguyên nước nói chung và nước mặt nói riêng chưa chặt chẽ.

- Công tác về quản lý các hệ thống tưới tiêu hết sức khó khăn, chưa có được một quy trình quản lý vận hành chặt chẽ nên lượng nước bị thất thoát nhiều, lãng phí nước, hạn chế đến hiệu quả cơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)