7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Xu thế biến động tài nguyên nước mặt
Thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu với cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan cho thấy khơng chỉ có tài ngun nước mưa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng ít đi mà nguồn nước đến các tiểu vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh cũng đang trong thời kỳ suy giảm. Khả năng trong nguồn nước đến suy giảm rõ rệt tập trung chủ yếu ở các tiểu vùng phía Đơng tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là dịng chảy mùa cạn. Do đó định hướng phát triển kinh tế xã hội cần phải phù hợp với khả năng nguồn nước mặt sẵn có. Cụ thể các xu thế biến động về lượng mưa, trữ lượng nước mặt, dịng chảy trung bình năm, dịng chảy mùa cạn như sau:
3.2.2.1. Xu thế biến động của mưa năm
Mưa là nguồn cung cấp dòng chảy mặt chính cho các dịng sơng và bổ cập nước dưới đất cho các tầng chứa nước. Trong những năm gần đây lượng mưa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang có xu hướng giảm đi rõ rệt. Phân tích chuỗi mưa năm tại các trạm đo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cho thấy:
- Ở vùng phía Tây tỉnh, đường trung bình của chuỗi mưa năm tại trạm Vân Mịch có xu hướng đi xuống và khá dốc, tại trạm Thất Khê tuy có xu hướng đi lên nhưng không rõ ràng cho thấy nếu tính trung bình thì lượng mưa bình qn năm ở vùng này đang có xu hướng giảm mạnh.
- Ở vùng phía Đơng tỉnh, tại trạm Lạng Sơn và Lộc Bình các đường trung bình của chuỗi mưa năm đều có chung xu hướng đi xuống. Riêng trạm Đình Lập có xu thế đi lên, tuy nhiên lượng mưa ở đây lại chủ yếu cung cấp cho các sơng chảy về Quảng Ninh. Do đó tuy lượng mưa khơng suy giảm nhưng cũng khơng có khả năng cung cấp cho các sông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Ở phía Nam tỉnh, lượng mưa bình qn năm tại trạm Hữu Lũng cũng đang có xu hướng giảm mạnh. Mưa ở khu vực này là nguồn cung cấp chính cho sơng Trung chiếm tới 70% so với tổng lượng nước mặt tồn vùng Thượng sơng Thương. Do đó, khả năng suy giảm lượng mưa trong tương lai có thể gây sự thiếu hụt nguồn nước cho tồn vùng phía Nam tỉnh Lạng Sơn.
Như vậy, theo đánh giá trên toàn tỉnh Lạng Sơn đang trong thời kỳ suy giảm lượng mưa rõ rệt, đặc biệt là các vùng phía Đơng của tỉnh. Hệ quả của từ sự suy giảm lượng mưa là suy giảm nguồn nước mặt trong các sông suối gây thiếu hụt nguồn nước phục vụ cho các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế của tỉnh.
3.2.2.2. Xu thế biến động trữ lượng nước mặt
Do hiện nay trên vùng quy hoạch chỉ có trạm Lạng Sơn cịn hoạt động nên việc đánh giá xu thế biến động tài nguyên nước của các phân khu được tính tốn từ kết quả mơ phỏng bằng mơ hình MIKE-NAM. Để đánh giá xu thế biến động tài nguyên nước mặt, các nhà chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn sử dụng đường cong tích lũy sai chuẩn cho chuỗi lưu lượng dịng chảy nhiều năm. Ý nghĩa của đường cong này như sau: thời kỳ đường cong có độ dốc nghiêng lên so với đường nằm ngang ứng với thời kỳ nhiều nước của chu kỳ dao động và ngược lại (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn (2015)
3.2.2.3. Xu thế biến động dịng chảy trung bình năm
Tiến hành xây dựng đường cong tích lũy sai chuẩn cho chuỗi lưu lượng trung bình năm nhận thấy dịng chảy trung bình năm của các khu vực biến động rất lớn theo thời gian: Trong chuỗi tính tốn từ năm 1961 đến năm 2013, sự dao động dòng chảy trung bình năm có sự xen kẽ giữa nhóm năm nhiều nước và ít nước (Hình 3.5).
Về tổng thể chia thành 3 thời kỳ:
- Thời kỳ 1961-1980 là thời kỳ ít nước, lưu lượng dịng chảy trong thời kỳ này thấp hơn so với trung bình nhiều năm, riêng trạm Vân Mịch và Chi Lăng thời kỳ này dài hơn 3-4 năm. Tại trạm Hữu Lũng và Chi Lăng, tuy là giai đoạn ít nước nhưng chưa thể hiện rõ do trong thời kỳ này cịn có sự đan xen của các thời kỳ nhỏ có lượng nước trung bình. Nhìn chung các trạm trên tồn tỉnh đều có chung xu thế.
- Thời kỳ 1981-1998 là thời kỳ nhiều nước, xu hướng chung của thời kỳ này là dịng chảy trong các sơng của các khu vực khá dồi dào, lưu lượng nước lớn hơn so với trung bình nhiều năm. Ở giai đoạn này tại các trạm chia làm 2 xu hướng từ 1981-1992 trên toàn tỉnh là các năm có nguồn nước dồi dào. Từ năm 1993-1998, vùng phía Đơng tỉnh vẫn đang trong thời kỳ nhiều nước thì vùng phía Tây tỉnh có xu hướng rơi vào các năm ít nước. Đỉnh điểm năm nhiều nước nhất tại các trạm đều rơi vào năm 1986, riêng trạm Vân Mịch muộn hơn 1 năm. Dịng chảy tại các sơng có xu hướng cùng đi về giá trị trung bình nhiều năm ở những năm 1992-1993.
- Thời kỳ 1999-2013 là thời kỳ ít nước, lưu lượng dịng chảy năm tuy có năm dịng chảy lớn hơn so với trung bình nhiều năm (từ 2008-2011), nhưng nhìn chung
Hình 3.5. Xu thế biến động dịng chảy năm tại các trạm thủy văn
có xu hướng giảm so với trung bình nhiều năm. Nếu căn cứ vào các trạm có số liệu thực đo đầy đủ nhất (trạm Lạng Sơn) thì thời kỳ ít nước này có thể tính từ năm 1999-2013 và có thể kéo dài trong các năm tiếp theo.
3.2.2.4. Xu thế biến đổi dòng chảy mùa cạn
Tương tự như xu thế biến đổi của dịng chảy trung bình nhiều năm (Hình 3.6), dịng chảy trung bình mùa cạn có sự dao động lớn theo thời gian, chuỗi phân tích 1961-2013 cho thấy dịng chảy mùa cạn có thể chia thành 2 thời kỳ chính:
- Thời kỳ 1961-1980: là thời kỳ ít nước, lưu lượng dịng chảy trung bình mùa cạn tại các trạm đo nhỏ hơn dịng chảy trung bình mùa cạn thời kỳ nhiều năm. Thể hiện rõ nhất là trạm Lạng Sơn. Tại trạm Chi Lăng và Hữu Lũng thời kỳ này kết thúc sớm vào những năm 1974-1997 và chuyển sang thời kỳ của những năm nhiều nước.
- Thời kỳ 1981-2008 là thời kỳ nhiều nước, lưu lượng dịng chảy trung bình mùa cạn lớn hơn lưu lượng dịng chảy trung bình mùa cạn nhiều năm. Có thể nhận thấy xu hướng này thể hiện rõ ở hầu hết các trạm trong tỉnh, các trạm ở vùng phía Tây tỉnh như trạm Hữu Lũng và Vân Mịch có thời kỳ nhiều nước kết thúc sớm hơn khoảng 10 năm (năm 1999) so với các vùng khác và đi vào thời kỳ của những năm ít nước.
- Sau năm 1998, các trạm ở phía Đơng tỉnh có dịng chảy mùa cạn liên tục giảm nhỏ hơn giá trị trung bình nhiều năm chứng tỏ vùng phía Đơng tỉnh đang có xu hướng giảm nguồn nước cạn kiệt. Vùng phía Tây tỉnh vẫn đang trong thời kỳ ít nước nhưng không thể hiện rõ. Như vậy trong thời kỳ Quy hoạch khả năng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh sẽ đi vào thời kỳ ít nước.
Nguồn: Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Lạng Sơn, 2015