Bản đồ hành chính huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 39)

CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

2.1. Cách tiếp cận

Luận văn sử dụng hai cách tiếp cận chính: cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/dựa trên hệ sinh thái và cách tiếp cận trên -xuống và dưới- lên (cách tiếp cận dựa vào cộng đồng). Ngoài ra, luận văn kết hợp sử dụng Khung lý thuyết để nhấn mạnh tới Tính hệ thống và mối quan hệ giữa các hợp phần chuyên môn của vấn đề nghiên cứu.

2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/dựa trên hệ sinh thái

Xu hướng nghiên cứu phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu – tăng trưởng xanh hiện nay là tiếp cận hệ thống, liên ngành (Systemic and interdisciplinary). Đứng về mặt hệ thống, một khu vực nghiên cứu là một hệ sinh thái - xã hội. Theo đó, phát triển bền vững về thực chất là tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái/ hệ sinh thái- xã hội và ứng phó với BĐKH về thực chất là nâng cao tính chống chịu của hệ thống. Để giải quyết vấn đề này, phải dựa trên cách tiếp cận liên ngành/dựa trên HST, vì: i) Phát triển bền vững là sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên nền tảng của văn hóa; ii) BĐKH là một phức hợp/ tổng hợp của một chuỗi các vấn đề có liên quan với nhau theo quy luật nhân quả (từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 7) (IPCC, 2001, 2007; Sumi et al., 2011)

2.1.2. Cách tiếp cận kết hợp Trên - xuống và Dưới - lên (dựa vào cộng đồng)

Tiếp cận từ Trên-xuống: Dựa vào chủ trương, chính sách, định hướng, quy hoạch của Nhà nước, từ cấp trung ương xuống địa phương.

Tiếp cận từ Dưới - lên/ tiếp cận dựa vào cộng đồng (community based approach - CBA): một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên

tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân cộng đồng trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát đánh giá các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH với sự hỗ trợ, thúc đẩy của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân.

2.1.3. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

BĐKH là một q trình địi hỏi tư duy thích ứng, cho chúng ta cơ hội thay đổi trong bối cảnh đầu tư phát triển dài hạn. Đồng thời việc sử dụng kiến thức bản địa, chủ động ứng phó sẽ đóng vai trị quan trọng trong lựa chọn cách thức phát triển của các địa phương, sử dụng và quản lý có hiệu quả và bền vững TNN tại địa phương. Do vậy, dựa vào nguồn lực của cộng đồng sẽ là cách tiếp cận hiệu quả để giảm chi phí; chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phịng ngừa đối với quản lý TNN trong bối cảnh thích ứng với BĐKH. Hơn nữa, giảm chi phí chính là giải pháp nội tại trong mỗi cộng đồng nghèo - những cộng đồng dễ/hoặc phải chịu nhiều tổn thương hơn do BĐKH. Họ thường sinh sống ở những khu vực địa lý dễ bị tổn thương; sinh kế của họ thường dựa chủ yếu vào khai thác, sử dụng tài nguyên tại địa phương; nhạy cảm với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; cần được hỗ trợ, giúp đỡ để thích ứng (Koppen, 2007).

Trong phạm vi của luận văn sẽ sử dụng Khung lý thuyết để thể hiện mối quan hệ hệ thống và logic giữa các hợp phần của vấn đề nghiên cứu trong khuôn khổ của hệ sinh thái – xã hội. (Hình 2.1).

Vấn đề nghiên cứu chính trong luận văn là thông qua đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng TNN tại huyện Văn Quan và đánh giá các tác động của BĐKH đến hệ sinh thái xã hội, đến tài nguyên nước của huyện theo hướng tiếp cận từ trên - xuống, và đánh giá năng lực ứng phó của địa phương (có tính đến yếu tố thể chế, chính sách) theo hướng tiếp cận từ dưới – lên, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH theo hướng phát triển xanh. Các đề xuất này được phát triển hoặc đóng góp vào kế hoạch quy hoạch tài nguyên nước của địa phương trên cơ sở kết hợp rà sốt hệ thống thể chế chính sách và tham vấn chính quyền địa phương với việc tổng hợp, phân tích các thơng tin và kinh nghiệm địa phương (tri thức bản địa). Những giải pháp này sẽ được thực hiện tại các cấp khác nhau và có sự điều chỉnh linh hoạt theo thực tiễn (các nguồn lực phát triển, cơ chế chính sách và sự tác động của BĐKH). Trong quá trình này, việc giám sát đánh giá và điều chỉnh hoặc phát triển tiếp là hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào các cách tiếp cận áp dụng trong nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu thứ cấp nhằm thu thập số liệu đa dạng từ quá khứ, so sánh với hiện tại và để dự báo cho tương lai. Ngoài ra, việc thu thập số liệu cũng được tiến hành bằng hai phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm đặc thù), và phương pháp nghiên cứu định lượng (điều tra xã hội học) để có được cái nhìn đa chiều trong các vấn đề liên quan tới BĐKH.

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu tài liệu thứ cấp với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu mà đồng nghiệp trước đã làm. Do vậy, không mất thời gian lặp lại những công việc mà các đồng nghiệp đã được thực hiện. Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong q trình nghiên cứu. Những thơng tin cần thu thập rất đa dạng gồm cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt được; các kết quả nghiên cứu đã được cơng bố; chủ trương, chính sách liên quan và các số liệu thống kê… (Vũ Cao Đàm, 2013).

Với đề tài nghiên cứu này, những tài liệu cần thu thập bao gồm các tài liệu đã được công bố về BĐKH và rủi ro thiên tai; các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu,

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Qúa khứ (40 năm) - Hiện tại - Tương lai (kịch bản BĐKH) ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH: Hệ ST-XH, TNN HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC SẠCH NĂNG LỰC ỨNG PHÓ: - Thể chế chính sách - Tổ chức - Các nguồn lực -CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BĐKH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH - Các nhóm giải pháp khác Từ trên xuống Từ dưới lên THỂ CHẾ : - Trung ương - Địa phương Điều chỉnh, thay đổi THỰC HIỆN KẾ HOẠCH - Trung ương - Địa phương - Lồng ghép TRI THỨC BẢN ĐỊA GIÁM SÁT. ĐÁNH GIÁ +

Hình 2 1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

hiện tượng thời tiết cực đoan, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình quốc gia và tỉnh Lạng Sơn về quản lý và sử dụng tài nguyên nước; các báo cáo, thống kê hàng năm về KT-XH của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương, v.v. Sau khi phân tích các dữ liệu thứ cấp này, học viên xác định cần thu thập thêm những thông tin gì trong khi đi khảo sát thực địa để xây dựng một bức tranh rõ hơn về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu tồn cầu và tác động của nó ở địa phương theo thời gian.

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Khi đi khảo sát thực địa, học viên đã sử dụng bộ công cụ “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng- Vulnerability Capacity Assessment (VCA)”. Đó là một phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của người dân và năng lực ứng phó của họ khi thiên tai, thảm họa xảy ra có sự tham gia của cộng đồng (Hội chữ thập đỏ Việt Nam, 2010). Học viên đã lựa chọn 5 công cụ để thu thập và phân tích thơng tin có sự tham gia của cộng đồng trong, đó là:

1. Hồ sơ lịch sử thiên tai 2. Lịch theo mùa

3. Quan sát trực tiếp 4. Sơ đồ Venn

5. Xếp hạng (ma trận)

Kết quả khảo sát thực địa cho phép chúng ta hiểu rõ hơn điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, xác định được hiện trạng và các biểu hiện thảm họa liên quan đến BĐKH, xác định rõ theo thứ tự ưu tiên những gì người dân cần phải làm, những gì người dân cần phải có, nhờ đó giúp cho người dân chủ động hơn trong việc phòng ngừa và ứng phó với thảm họa, đồng thời giúp cho các tổ chức (bao gồm cả các cấp chính quyền, các đồn thể quần chúng ở cộng đồng) có các hoạt động trợ giúp kịp thời.

2.2.3. Phỏng vấn bán cấu trúc

Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu có định hướng) đối với đại diện chính quyền địa phương cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn), huyện (UBND huyện, phịng Tài ngun mơi trường) và 2 đại diện UBND xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan (Câu hỏi phỏng vấn sâu được

cung cấp ở Phụ lục 1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Thảo luận nhóm đặc thù

04 thảo luận nhóm được thực hiện tại 2 địa điểm thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn, mỗi nơi bao gồm 1 nhóm thảo luận cộng đồng và 1 nhóm có đại diện từ các tổ chức đoàn thể trực thuộc các xã, Trạm y tế, đại diện trường học (Tiểu học và Trung học cơ sở) đã được mời đến tham dự vào các buổi thảo luận tập thể (Câu hỏi thảo luận nhóm được cung cấp tại Phụ lục 1). Mục đích là để thu thập thơng tin (chung

hoặc cụ thể), phân tích vấn đề, tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng và các quan niệm của nhóm người trong cộng đồng. Mỗi nhóm có kinh nghiệm riêng về các vấn đề khác nhau trong cộng đồng.

Hình 2.2. Khảo sát thực địa tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

2.2.5. Điều tra xã hội học (phỏng vấn hộ gia đình)

Điều tra dựa trên phương pháp phỏng vấn hộ gia đình nhằm thu thập số liệu về số lượng đã được thực hiện trên một quần thể là 200 hộ gia đình, đặc biệt ưu tiên hộ nghèo và cận nghèo (Bảng hỏi và Danh sách hộ phỏng vấn được cung cấp tại Phụ

lục 2 và Phụ lục 3).

- Cách chọn mẫu điều tra: Học viên đã thực hiện quá trình lấy mẫu hai bước đối với các hộ gia đình. Ở bước đầu là lên danh sách tất cả các thơn/xóm của thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn. Mỗi thơn/xóm được coi là một đơn vị mẫu chính (PSU). Sau đó, đã lựa chọn ngẫu nhiên 2-3 thơn từ mỗi xã/thị trấn để thực hiện khảo sát. Thứ hai, ở mỗi khu vực lấy mẫu nhóm dựa vào danh sách hộ được xếp vào dạng “nghèo”, “cận nghèo” và “khơng nghèo” theo tiêu chí của Chính phủ. Các hộ khảo sát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Phương pháp lấy mẫu trung tập theo khu vực được áp dụng, sử dụng công thức sau:

Hình 2.3. Thảo luận nhóm các hộ dân cộng đồng tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Trong đó;

Z= Sai số chuẩn tương ứng với mức độ tin tưởng 95%; P= Phần trăm lựa chọn, tính theo số thập phân

C = Khoảng cách tin tưởng, tính theo số thập phân

(Nguồn: http://www.surveysystem.com/sample-size-formula.htm)

Với mức độ tin tưởng lên đến 95% và sai số là 6,81%, 200 hộ đã được lựa chọn khảo sát, tương ứng với 13,34% tổng số hộ trong nghiên cứu (1499 hộ). Qua cân nhắc về số lượng PSU, nguồn lực và thời gian có để đánh giá, kèm theo tỷ lệ từ chối, 220 hộ đã được đưa vào lấy mẫu. Sau đó, học viên cùng với nhóm nghiên cứu đến từng hộ theo danh sách lấy mẫu và phỏng vấn đại diện của hộ gia qua ứng dụng i-Survey trên điện thoại và máy tính bảng.

- Phân tích dữ liệu điều tra xã hội học:

Các số liệu mô tả các đặc điểm và phản ứng của các đối tượng đã được sử dụng cho Gói số liệu khoa học xã hội (SPSS, phiên bản 23.0). Kết quả nghiên cứu được tóm tắt sử dụng tỷ lệ cho tất cả các biến số. Mối liên hệ giữa các biến số nghiên cứu được kiểm tra qua các mơ hình hồi quy lôgic. Các suy luận về chỉ số của

Hình 2.4. Mẫu phỏng vấn tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

cả bộ phận dân số có thể đưa ra với mức độ tin tưởng là 95%. Mức độ đáng kể cho nghiên cứu này được đặt ra ở 5% ( = 0.05).

2.3. Cân nhắc về đạo đức nghiên cứu

Học viên đã tuân thủ với các chính sách và phương thức của tổ chức, đặc biệt là những chính sách liên quan đến bảo vệ trẻ em. Các đối tượng đã được nghe phổ biến về mục đích của nghiên cứu, những lợi ích có thể đem lại và các hoạt động tham gia đóng góp và nghiên cứu, từ đó họ tự quyết định có tham gia phỏng vấn hay không. Mục tiêu của việc xác định tỷ lệ này là nhằm ước tính bộ phận tình nguyện tham gia nghiên cứu. Mỗi đối tượng đồng ý tham gia đã được phỏng vấn về việc nếu họ có muốn tiếp tục hay khơng. Bước này đã được tích hợp vào và hướng dẫn cụ thể trong bảng hỏi. Tất cả các bảng hỏi thu lại, các ghi chép và thơng tin sau phỏng vấn được giữ an tồn và kín đáo.

Hình 2.5. Phỏng vấn hộ gia đình tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

CHƯƠNG 3. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN VĂN QUAN

3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn Sơn

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội học của đối tượng khảo sát

Khảo sát các hộ gia đình đã được thực hiện trên 200 người đại diện cho 200 hộ, bao gồm 120 hộ (60%) từ thị trấn Văn Quan và 80 hộ từ xã Tràng Sơn (40%). Đa số các đối tượng được khảo sát nằm trong độ tuổi từ 18 đến 55. Các đặc điểm nhân khẩu-xã hội học của họ qua nghiên cứu được tóm tắt ở Bảng 3.1.

Số thành viên của các gia đình ở cả năm thơn/phố của hai xã, thị trấn rất khác nhau, trung bình một gia đình có bốn người. Trong số 200 đối tượng khảo sát, có 26 hộ gia đình (13%) là gia đình có người khuyết tật1. Về tình trạng kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã Tràng Sơn lớn hơn ở thị trấn Văn Quan chiếm khoảng 2/3 tổng số mẫu khảo sát, trong đố số các hộ được khảo sát là nghèo chiếm 24,5%, cận nghèo (34%). Đáng lưu ý là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình đến chủ yếu từ nơng nghiệp (68%).

Thị trấn Văn Quan (n=120) Xã Tràng Sơn (n=80) Tổng (n=200) N % N % N % Tuổi < 18 0 0 0 0 0 0 18-25 13 10.84 10 12.50 23 11.50 26-40 77 64.17 43 53.75 120 60.00 41-55 16 13.33 24 30.00 40 20.00 56 hoặc hơn 14 11.66 3 3.75 17 8.50 Giới tính Nam 73 60.84 46 57.50 119 59.50 Nữ 47 39.16 34 42.50 81 40.50

1Số hộ gia đình có người khuyết tật được cung cấp trực tiếp qua các hộ khảo sát, khơng phải con số chính thức được đăng ký với chính quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn thu nhập chính của hộ (*chấp nhận nhiều phương án trả lời) Nông nghiệp 65 54.17 71 88.75 136 68.00 Lâm nghiệp 4 3.33 1 1.25 5 2.50 Thương nghiệp 12 10.00 0 0 12 6.00 Thủ công/Sản xuất 18 15.00 0 0 18 9.00 Cán bộ nhà nước 17 14.17 8 10.00 25 12.50 Xây dựng 4 3.33 0 0 4 2.00 Tình trạng kinh tế hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 39)