Hiện trạng khai thác và sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 49 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn

3.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt

Trong 24 đơn vị thị trấn, xã hành chính của huyện Văn Quan, thị trấn Văn Quan được xây dựng 01 trạm cấp nước vào năm 2003 do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. Hệ thống cấp nước này lấy nước từ nguồn hang Pó Sứt với công suất 1200 m3/ngày đêm, cấp cho khoảng 40% dân số. Chất lượng nước cấp cho các hộ tương đối tốt và được qua xử lý khử trùng.

Những nơi khơng có hệ thống cấp nước sạch của thị trấn Văn Quan và toàn bộ xã Tràng Sơn, nhân dân sử dụng nước giếng khoan tay, nước sông, ao hồ, nước mưa, để ăn uống và sinh hoạt nên không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tỉ lệ hộ sử dụng nước chưa qua xử lý của xã Tràng Sơn tương đối cao chiếm 55,26% năm 2016, trong khi đó ở thị trấn Văn Quan chỉ có 5%. Mặc dù được sử dụng nguồn nước sạch hay nước chưa qua xử lý, đa số các hộ được phỏng vấn đều cho biết gia đình họ thường đun sơi nước trước khi uống.

Tỉ lệ hộ nghèo sử dụng nhiều hơn 20 lít nước một ngày (cho các nhu cầu của gia đình như uống nước, tắm rửa, nấu ăn ) ở thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn đều có tốc độ gia tăng như nhau từ 68% năm 2013 đến khoảng 92% năm 2016.

Trong số 81 phụ nữ được khảo sát, 60 người (77,92%) đã có thể dành ra chưa đến 30 phút để lấy nước. Đáng chú ý là 100% số phụ nữ (47 người) tại thị trấn Văn

Quan đều trả lời “gia đình đã kéo được nguồn nước về tận nhà qua hệ thống ống/vòi dẫn từ các điểm cấp nước”,. Trong khi đó ở xã Tràng Sơn vẫn cịn 50% số

phụ nữ được phỏng vấn (17/34 người) thiếu nước phục vụ sinh hoạt, họ phải đi xa để lấy nước bằng nhiều hình thức khác nhau như gánh nước, chở nước (bằng xe đạp/xe máy), xin hàng xóm hoặc họ hàng.

Nhiều hộ gia đình do khơng tiếp cận được với hệ thống nước cấp nước sạch của huyện, xã đã tự khoan giếng dùng cho hộ gia đình. Tuy nhiên, trữ lượng nguồn nước dưới đất cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH nên lượng nước giếng khoan ngày càng ít hơn . Các hộ được phỏng vấn đã chia sẻ rằng: “Trước đây, chúng tôi chỉ cần khoan sâu 35 m là đã có nước rồi, giờ có hộ khoan đến 65-70 m mới có nước”. “Có hộ phải khoan 3-4 mũi mới tìm được nguồn nước”.

Khi được hỏi về chất lượng nước sinh hoạt mà họ đang sử dụng như thế nào, đa số các hộ cho rằng “nước sạch là nước không mùi, không màu, không vị. Nếu nước bị đục là nước bẩn (thường xảy ra sau khi trời mưa)! Thông thường là chúng tôi để lắng cặn rồi mới dùng”. Chỉ khoảng 10% số hộ được phỏng vấn (là những hộ

sử dụng giếng khoan ở thị trấn Văn Quan) mang mẫu nước đi thử, còn lại đa số đều đánh giá chất lượng nước bằng cảm quan.

Những gia đình có người khuyết tật (26/26 hộ) đều được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sinh hoạt đầy đủ vì trong những năm gần đây chính sách ưu tiên đối với người khuyết tật/gia đình có người khuyết tật đều được chính quyền địa phương của cả hai xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan quan tâm và giúp đỡ.

Hình 3.1. Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch và nước chưa qua xử lý tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn)

Do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và đường xá đi lại ở thị trấn Văn Quan thuận lợi hơn so với xã Tràng Sơn, nên tỉ lệ các hộ cất trữ nước đã qua xử lý bằng các dụng cụ/vật dụng an toàn, hợp vệ sinh ở thị trấn Văn Quan là 78%, cao hơn so với 55 % ở xã Tràng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)