Nhu cầu khai thác, sử dụng và khả năng đáp ứng tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 65 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Nhu cầu khai thác, sử dụng và khả năng đáp ứng tài nguyên nước mặt

- Giai đoạn hiện tại: Hiện tại lượng nước mặt cần cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 347,081,367 m3/năm (bao gồm nhu cầu cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản), trong đó nhu cầu sử dụng nước mặt của các ngành của huyện Văn Quan là 24,6867,466 m3/năm, chiếm 6,8%.

- Giai đoạn 2020-2030: Tính đến năm 2020, lượng nước mặt cần cung cấp cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là khoảng 416,8 triệu m3/năm, đến năm 2030 gần 678,2 triệu m3/năm, trong đó huyện Văn Quan dự kiến có nhu cầu là 25,429,725m3/năm vào năm 2020 và 27,500,113 m3/năm vào năm 2030 (Hình 3.7).

Như vậy, dựa trên đánh giá hiện trạng, xu thế biến đổi thời tiết, xu thế biến động tài nguyên nước mặt của huyện Văn Quan cho thấy nhu cầu khai thác và sử dụng nước của các ngành ngày càng tăng, trong khi đó khả năng đáp ứng tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi tác động của BĐKH.

Việc thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp về mùa khô thường xuyên xảy ra. Tại huyện Văn Quan, diện tích đất hạn hán về mùa khơ lớn,

chiếm khoảng 50% diện tích tồn huyện. Nguyên nhân thiếu nước xảy ra là do cấu tạo địa chất vùng này chủ yếu là đá vôi, nên vào mùa mưa, lượng nước không trữ lại gây ra tình trạng hạn hán và thiếu nước vào mùa khơ. Kết hợp với thơng tin thu thập ngồi thực tế, cho thấy nguyên nhân gây ra tình trạng trên chủ yếu do:

(1) Lượng mưa phân bổ không đều, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, với lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ 20-25% tổng lượng mưa năm. Bên cạnh đó với diện tích của huyện chủ yếu là đồi núi, địa hình dốc, phần lớn các sơng suối đều ngắn và dốc, rừng bị tàn phá do đó khi mưa xong thì nguồn nước trên các sơng suối nhanh bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu nước trong mùa khơ, đặc biệt gây ra tình trạng hạn hán trong vụ Đơng Xn. Ngồi ra các khu sử dụng nước bị chia cắt khơng chủ động được nguồn nước, khó khăn trong việc xây dựng bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nói chung và các cơng trình cấp nước, trữ nước và vệ sinh mơi trường nói riêng;

(2) Dân cư vùng núi cao có mật độ dân số thấp, nhiều hộ dân cư sống rải rác gây khó khăn cho việc cấp nước tập trung (đặc biệt là xã Tràng Sơn);

(3) Ý thức của người dân trong việc sử dụng và quản lý các cơng trình cấp nước chưa cao, người dân có ý thức ỉ lại vào sự đầu tư của nhà nước nên việc quản lý vận hành các cơng trình đã đầu tư xây dựng chưa được tốt.

Hình 3.7. Nhu cầu sử dụng nước của các ngành tại huyện Văn Quan giai đoạn hiện tại, đến năm 2020-2030 giai đoạn hiện tại, đến năm 2020-2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)