Các đặc điểm nhân khẩu-xã hội học của đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 48)

Nguồn thu nhập chính của hộ (*chấp nhận nhiều phương án trả lời) Nông nghiệp 65 54.17 71 88.75 136 68.00 Lâm nghiệp 4 3.33 1 1.25 5 2.50 Thương nghiệp 12 10.00 0 0 12 6.00 Thủ công/Sản xuất 18 15.00 0 0 18 9.00 Cán bộ nhà nước 17 14.17 8 10.00 25 12.50 Xây dựng 4 3.33 0 0 4 2.00 Tình trạng kinh tế hộ Nghèo 23 19.17 26 32.50 49 24.50 Cận nghèo 29 24.17 39 48.75 68 34.00 Không nghèo 68 56.66 15 18.75 83 41.50 Người khuyết tật Gia đình có PwD 14 11.66 12 15.00 26 13.00 Gia đình khơng có PwD 106 88.34 58 85.00 174 87.00

3.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt

Trong 24 đơn vị thị trấn, xã hành chính của huyện Văn Quan, thị trấn Văn Quan được xây dựng 01 trạm cấp nước vào năm 2003 do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. Hệ thống cấp nước này lấy nước từ nguồn hang Pó Sứt với cơng suất 1200 m3/ngày đêm, cấp cho khoảng 40% dân số. Chất lượng nước cấp cho các hộ tương đối tốt và được qua xử lý khử trùng.

Những nơi khơng có hệ thống cấp nước sạch của thị trấn Văn Quan và toàn bộ xã Tràng Sơn, nhân dân sử dụng nước giếng khoan tay, nước sông, ao hồ, nước mưa, để ăn uống và sinh hoạt nên không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tỉ lệ hộ sử dụng nước chưa qua xử lý của xã Tràng Sơn tương đối cao chiếm 55,26% năm 2016, trong khi đó ở thị trấn Văn Quan chỉ có 5%. Mặc dù được sử dụng nguồn nước sạch hay nước chưa qua xử lý, đa số các hộ được phỏng vấn đều cho biết gia đình họ thường đun sôi nước trước khi uống.

Tỉ lệ hộ nghèo sử dụng nhiều hơn 20 lít nước một ngày (cho các nhu cầu của gia đình như uống nước, tắm rửa, nấu ăn ) ở thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn đều có tốc độ gia tăng như nhau từ 68% năm 2013 đến khoảng 92% năm 2016.

Trong số 81 phụ nữ được khảo sát, 60 người (77,92%) đã có thể dành ra chưa đến 30 phút để lấy nước. Đáng chú ý là 100% số phụ nữ (47 người) tại thị trấn Văn

Quan đều trả lời “gia đình đã kéo được nguồn nước về tận nhà qua hệ thống ống/vòi dẫn từ các điểm cấp nước”,. Trong khi đó ở xã Tràng Sơn vẫn cịn 50% số

phụ nữ được phỏng vấn (17/34 người) thiếu nước phục vụ sinh hoạt, họ phải đi xa để lấy nước bằng nhiều hình thức khác nhau như gánh nước, chở nước (bằng xe đạp/xe máy), xin hàng xóm hoặc họ hàng.

Nhiều hộ gia đình do không tiếp cận được với hệ thống nước cấp nước sạch của huyện, xã đã tự khoan giếng dùng cho hộ gia đình. Tuy nhiên, trữ lượng nguồn nước dưới đất cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH nên lượng nước giếng khoan ngày càng ít hơn . Các hộ được phỏng vấn đã chia sẻ rằng: “Trước đây, chúng tôi chỉ cần khoan sâu 35 m là đã có nước rồi, giờ có hộ khoan đến 65-70 m mới có nước”. “Có hộ phải khoan 3-4 mũi mới tìm được nguồn nước”.

Khi được hỏi về chất lượng nước sinh hoạt mà họ đang sử dụng như thế nào, đa số các hộ cho rằng “nước sạch là nước không mùi, không màu, không vị. Nếu nước bị đục là nước bẩn (thường xảy ra sau khi trời mưa)! Thông thường là chúng tôi để lắng cặn rồi mới dùng”. Chỉ khoảng 10% số hộ được phỏng vấn (là những hộ

sử dụng giếng khoan ở thị trấn Văn Quan) mang mẫu nước đi thử, còn lại đa số đều đánh giá chất lượng nước bằng cảm quan.

Những gia đình có người khuyết tật (26/26 hộ) đều được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sinh hoạt đầy đủ vì trong những năm gần đây chính sách ưu tiên đối với người khuyết tật/gia đình có người khuyết tật đều được chính quyền địa phương của cả hai xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan quan tâm và giúp đỡ.

Hình 3.1. Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch và nước chưa qua xử lý tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn)

Do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và đường xá đi lại ở thị trấn Văn Quan thuận lợi hơn so với xã Tràng Sơn, nên tỉ lệ các hộ cất trữ nước đã qua xử lý bằng các dụng cụ/vật dụng an toàn, hợp vệ sinh ở thị trấn Văn Quan là 78%, cao hơn so với 55 % ở xã Tràng Sơn.

3.1.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước phục vụ cho nông, lâm nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy, 57,5% số hộ đân ở thị trấn Văn Quan và 90% của Tràng Sơn chủ yếu làm về nơng nghiệp và lâm nghiệp. Do đó nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho lĩnh vực này là rất cao. Do sự phân phối tài nguyên nước (cả nước mưa lẫn dịng chảy) khơng đều theo cả diện và thời gian nên diện tích đất canh tác 1 vụ (vụ mùa) lớn hơn hẳn, thường gấp đến 2-2,5 lần so với vụ sản xuất trong mùa khô (vụ Đơng Xn). Tại thị trấn Văn Quan, có trạm bơm động lực (sử dụng dầu, điện) phát huy tác dụng rất lớn, trung bình đạt 28,8% vào vụ Đông Xuân và 45,2% vào vụ mùa. Ở Tràng Sơn, do không được hưởng lợi nguồn nước từ sơng Kỳ Cùng nên tình trạng thiếu nước cho nơng nghiệp trầm trọng hơn so với thị trấn Văn Quan. Người dân xã Tràng Sơn chủ yếu phụ thuộc vào nước suối, nước tự chảy (dẫn từ mỏ đầu nguồn) và nước mưa.

3.1.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước phục vụ cho các ngành tiểu thủ công nghiệp/công nghiệp và dịch vụ khác công nghiệp/công nghiệp và dịch vụ khác

Theo số liệu khảo sát, khoảng 15% số hộ thuộc thị trấn Văn Quan có cơ sở sản xuất thủ công nghiệp hoặc kinh doanh khách sạn, nhà hàng, rửa xe chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ và tập trung ở những vùng đông dân cư. Đa số các cơ sở sản xuất sử dụng nguồn nước dưới đất do các trạm cấp nước trong vùng cung cấp với mục đích chủ yếu là cho sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt, rửa xe…Đối với xã Tràng Sơn, do điều kiện tự nhiên, đường xá đi lại khó khăn nên các ngành nghề liên quan đến tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác gần như không phát triển (cả xã chỉ có vài hộ làm nghề đóng gạch ba vanh, xay xát với mục đích chủ yếu tự cung tự cấp), nên nguồn nước dành cho những hạng mục này không đáng kể.

3.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước

Theo báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn đợt 1 năm 2014 (thực hiện theo quyết định số 35/QĐ-STNMT ngày 1/4/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy chất lượng nước sông đoạn Trung lưu sông Kỳ Cùng chảy qua huyện Văn

Quan cũng bị tác động bởi các nguồn xả thải sản xuất, nhất là chế biến khoáng sản, khai thác cát sỏi giữa lịng sơng (đoạn hạ lưu cầu Mai Pha), nguồn thải sinh hoạt và nguồn thải y tế nên chất lượng nước bị suy giảm và chỉ đạt loại B2, thậm chí có một số chỉ tiêu độc hại như NH4+.

Việc chôn lấp các loại gia súc gia cầm bị bệnh không đúng quy cách, việc khai thác và sử dụng q mức và chưa có quy hoạch, kiểm sốt như hiện nay của thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn sẽ dẫn đến mực nước dưới đất bị hạ thấp và suy giảm về chất lượng trong tương lai gần.

3.1.6. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước

Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013 đã phản ánh được những quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Để thực hiện Luật tài nguyên nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa những điều được ghi trong luật. Những văn bản dưới luật bao gồm các Quy định, Nghị định, Thông tư về hoạt động quản lý nguồn nước, các Pháp lệnh của Nhà nước liên quan đến bảo vệ nguồn nước (như Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình sửa đổi, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh phịng chống lụt bão…). Theo đó đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của UBND các cấp.

Dưới đây là một số các văn bản liên quan đến tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn đã ban hành:

- Quyết định số 131 /QĐ-STNMT ngày 30/06/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt danh sách ngắn các nhà thầu tham gia thực hiện đặt hàng gói thầu: Khảo sát, điều tra, lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Kế hoạch hành động số 95/KH-UBND ngày 24/09/2015 của UBND tỉnh về Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Chương trình hành động số 92-CTr/TU ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 20 tháng 6 năm 20114 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 1 năm 20114 của Chính phủ và Chương trình hành động số 92-CTr/TU ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. - Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh Lạng Sơn;

- Công văn số 329/UBND-KT ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước

- Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Công văn số 894/STNMT-TNN ngày 07/11/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung mẫu đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất;

- Công văn số 19/HDĐK-STNMT ngày 08/01/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình;

Và nhiều quyết định quy định của UBND tỉnh về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước trên mặt đất, nước dưới mặt đất trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, sau khi rà sốt tình hình thực hiện Văn bản quy phạm pháp luật, quy định chính sách về tài nguyên nước ở các cấp cho thấy cịn nhiều hạn chế như:

- Các chính sách tài nguyên nước chưa thống nhất và đồng bộ, các chính sách tài nguyên nước liên ngành chưa được quan tâm nghiên cứu;

- Cơ cấu và tổ chức bộ máy vận hành của các ngành chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước dưới đất theo tinh thần của Luật Tài nguyên nước.

- Sự phối hợp giữa các ngành dùng nước chưa chặt chẽ, các ngành khi lập dự án phát triển theo ý của từng ngành, ít liên hệ với nhau trong việc giải quyết cấp thốt nước hoặc phịng tránh thiên tai, úng ngập, lũ bão.

- Công tác quản lý về quy định xả thải vào nguồn nước mặt còn thiếu chặt chẽ, việc giám sát về chất lượng nước xả thải tránh gây ô nhiễm tài nguyên nước nói chung và nước mặt nói riêng chưa chặt chẽ.

- Công tác về quản lý các hệ thống tưới tiêu hết sức khó khăn, chưa có được một quy trình quản lý vận hành chặt chẽ nên lượng nước bị thất thoát nhiều, lãng phí nước, hạn chế đến hiệu quả cơng trình.

3.2. Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu cứu

Thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn nói riêng cũng như huyện Văn Quan nói chung có đặc điểm khí hậu, tự nhiên hoàn toàn tương tự so với toàn tỉnh Lạng Sơn nên có thể nhận định, đánh giá tình hình biến đổi khí hậu của xã dựa trên kết quả của tồn tỉnh.

Đặc điểm khí hậu của Lạng Sơn thể hiện qua các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, khí áp, gió cùng với những hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Trong đó nhiệt độ và lượng mưa đóng vai trị quan trọng nhất trong việc hình thành nên đặc trưng riêng của khí hậu Lạng Sơn và chi phối đến sự phân hóa khí hậu trong tỉnh.

3.2.1. Những biểu hiện của Biến đổi khí hậu

3.2.1.1. Nhiệt độ trung bình

Về cơ bản, khí hậu của Lạng Sơn vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ năm >80000C, số giờ nắng 1400-1600 giờ, bức xạ tổng cộng 110-120 kcal/cm2/năm, nhiệt độ trung bình năm 20-230C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc, nhưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 40,10C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống - 4,10C. Chế độ nhiệt phân hóa thành 2 mùa: mùa đơng đến sớm hơn các nơi khác ở miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5-6 tháng. Mùa đông lạnh nhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đơng Bắc với 22 lần Font lạnh tràn sang trong năm. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1-30C, nhiều ngày nhiệt độ <100C. Mùa đơng cịn có hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn, sương

muối... Mùa hè ngắn hơn so với các nơi khác, có nền nhiệt độ ơn hịa và mát mẻ hơn. Nhiệt độ cũng phân hóa theo độ cao địa hình.

Theo Bộ Tài ngun và mơi trường (2016), nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,620C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,420C (Hình 3.2). Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,100C, thấp hơn giá trị trung bình tồn cầu (0,120C /thập kỷ, IPCC 2013). Tuy nhiên, qua phân tích chuỗi số liệu về nhiệt độ quan trắc thu được tại các trạm khí tượng của tỉnh Lạng Sơn về nhiệt độ của 4 thập kỷ qua cho thấy nền nhiệt độ trên toàn tỉnh tăng rõ rệt, nhiệt độ trung bình tăng 0,2 - 0,30C/thập kỷ.

Hình 3.2. Chuẩn sai nhiệt độ (0C) trung bình năm (a) và nhiều năm (b) trên quy mô cả nước. Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016

3.2.1.2. Lượng mưa

Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố năm 2016, trong thời kỳ 1958-2014,

lượng mưa năm ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5%/57 năm), chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu và tăng nhẹ vào các tháng mùa

xn (Hình 3.3 và Bảng 3.2). Cịn số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng đặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy, lượng mưa trên hầu hết các khu vực trong tỉnh

Lạng Sơn có xu hướng giảm trong 10 năm gần đây, nhưng tần suất trận mưa có cường độ lớn tăng đáng kể. Phân bố lượng mưa giữa mùa khơ và mùa mưa có

sự dịch chuyển theo hướng giảm lượng mưa trong mùa khô và tăng lượng mưa trong mùa mưa (Bảng 3.3 và Hình 3.4). Khoảng thời gian ít hoặc khơng mưa kéo dài (tới 40 - 50 ngày) và xuất hiện mưa lớn dị thường gây lũ trong mùa đơng.

Hình 3.3. Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014

Khu vực Xuân Thu Đông Năm Tây Bắc 19,5 -9,1 -40,1 -4,4 -5,8 Đông Bắc 3,6 -7,8 -41,6 10,7 -7,3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 48)