Mơ hình hệ thống thu hứng nước mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 76 - 77)

thể sử dụng bể inox/bể nhựa (1,5-2 m3) bán sẵn trên thị trường.

*Nguyên lý hoạt động: Nước mưa từ mái nhà hoặc từ sân lát bê tông trên được thu hứng qua hệ thống máng hứng kết nối với bể chứa.

*Ưu điểm:

- Chất lượng nước mưa tốt, kỹ thuật thu hứng đơn giản

- Bể chứa inox/bể nhựa 2m3 dễ vận chuyển, dễ dàng thay đổi vị trí đặt bể (nếu muốn thay đổi mục đích sử dụng), có giá thành thấp hơn so với bể xây.

* Nhược điểm:

- Do đặc điểm khí hậu ở nước ta mùa khơ thường ít mưa, bể có dung tích nhỏ chứa được ít nước mưa nên sẽ phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho nhu cầu tối thiểu ăn uống hoặc vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...) *Lưu ý:

- Không sử dụng mái lợp bằng fibroximang cho bể hứng nước mưa vì có thể gây độc.

- Nước đầu mỗi cơn mưa thường có nhiều chất bẩn, nên cần phải loại bỏ.

(4) Bể lọc dân gian

Mơ hình bể lọc dân gian phù hợp với hộ gia đình. *Cấu tạo gồm 1 bể lọc (1 m3) và bể chứa nước (2 m3). *Nguyên lý hoạt động: áp dụng

quy trình lọc cát chậm hoạt động hiệu quả là nhờ vi sinh vật trong hệ thống lọc. Trong quá trình lọc chậm, vi sinh vật sử dụng oxy từ quá trình phân giải oxy trong nước. Chính vì vậy bể lọc được thiết kế theo kiểu vận hành liên tục và diện tích đáy của phần bể lọc cần phải lớn. Nước sau khi lọc qua các lớp cát, sỏi ở bể lọc phía trên thì sẽ được chứa tại bể phía dưới và đem ra sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 76 - 77)