Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 56)

Khu vực Xuân Thu Đông Năm Tây Bắc 19,5 -9,1 -40,1 -4,4 -5,8 Đông Bắc 3,6 -7,8 -41,6 10,7 -7,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,0 -14,1 -37,7 -2,9 -12,5 Bắc Trung Bộ 26,8 1,0 -20,7 12,4 0,1 Nam Trung Bộ 37,6 0,6 11,7 65,8 19,8 Tây Nguyên 11,5 4,3 10,9 35,3 8,6 Nam Bộ 9,2 14,4 4,7 80,5 6,9

Nguồn: Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2016

(Đ.vị tính: mm)

Trạm I II III IV V VI VII VII IX X XI XII Năm Bắc Sơn 37,0 42,1 64,1 114,3 198,2 228,0 272,1 259,4 155,2 77,2 43,2 23,2 1514,1 Chi Lăng 20,2 19,7 44,7 101,4 175,4 211,3 277,3 229,3 136,3 71,8 32,8 15,0 1345,5 Lộc Bình 27,5 25,5 45,3 89,9 144,0 191,5 217,3 205,2 136,4 61,9 38,0 19,8 1202,5 Thất Khê 33,8 37,6 59,1 99,3 197,0 242,9 253,3 262,8 143,3 82,8 47,3 24,7 1483,9 Lạng Sơn 30,7 35,8 50,6 90,7 171,0 204,6 242,5 223,4 140,1 75,9 36,7 20,1 1322,1 Vân Mịch 28,4 34,1 48,2 95,2 178,4 201,3 245,3 244,0 134,1 74,5 41,4 17,7 1342,8 Hữu Lũng 23,4 27,9 48,7 118,4 183,3 230,3 252,3 262,0 159,3 95,1 37,5 17,2 1455,5 Đình Lập 23,4 28,6 41,4 93,2 174,2 231,8 286,6 259,1 190,2 79,3 38,1 16,0 1461,8

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn, 2015

Bảng 3.2. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng khí hậu

Bảng 3.3. Tổng lượng mưa trung bình tháng nhiều năm giai đoạn từ 1961-2015 tại các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hình 3.4. Diễn biến độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trung bình tại Lạng Sơn qua các năm từ 2005- 2015

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn, 2015 3.2.1.3. Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng xuất hiện nhiều và mạnh hơn. Đặc biệt là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá đã trở nên thường xuyên hơn trong thời

kỳ mùa mưa, các đợt rét đậm, rét hại, mưa đá, dông sét, lốc tố, băng giá, sương muối, mưa đông kết tạo thành băng giá... xảy ra nhiều hơn, nghiêm trọng, diễn biến khá phức tạp, đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội, tác động xấu đến mơi trường.

Năm 2008, tỉnh Lạng Sơn trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhiệt độ có giá trị -2oC. Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhưng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây; tại các vùng núi cao như Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5 đến -4 oC.

Trong 40 năm (từ năm 1974 đến năm 2013) trên sông Kỳ Cùng xảy ra 3 lần lũ lớn vào các năm 1980, 1986 và 2008 với mực nước tại trạm Lạng Sơn qua các năm lần lượt là 256,73 m, 259,67 m và 257,78 m. Tuy nhiên trong những năm gần đây (2003-2013), thiệt hại do bão, lũ quét và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản đã làm chết 42 người, bị thương 108 người, trên 20,000 ngôi

nhà và nhiều cơng trình hạ tầng khác bị ngập nước, sập đổ, hư hỏng, cuốn trôi; về nông nghiệp, 18,179 ha lúa, hoa màu bị ngập nước, lũ cuốn trôi, hư hại.

Thống kê tình hình thiên tai mưa lũ xảy ra trong những năm gần đây như sau:

*Năm 2008: Theo số liệu quan trắc của một số trạm thủy văn trong tỉnh, lượng mưa trong năm lớn hơn trung bình nhiều năm. Do ảnh hưởng cơn bão số 4 và số 6 và trận mưa lớn cuối tháng 10, đầu tháng 11 và đặc biệt là do ảnh hưởng của cơn bão số 6 đã gây ra mưa lớn, xuất hiện lũ lịch sử trên sông Kỳ Cùng, đỉnh lũ lúc 24h ngày 26/09/2008 đạt mức 257,79 m, trên mức báo động 3 là 1,79 m, gây ngập lụt trên diện rộng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản các huyện trong tỉnh. Theo báo cáo thống kê của UBND tỉnh, thiệt hại về người là 25 người chết, 26 người bị thương, 1530 nhà đổ và hư hỏng, 10794 nhà bị ngập lụt, 7924 ha lúa bị ngập trong đó mất trắng 1715 ha, 3457 ha hoa màu bị ảnh hưởng trong đó mất trắng là 640 ha, 67 cơng trình giao thơng bị hư hỏng, 327 cột điện bị đổ và hư hỏng, v.v). Ước tính thiệt hại về giá trị vật chất khoảng 268 tỷ đồng .

*Năm 2009: Theo báo cáo tổng hợp thiệt hại của UBND tỉnh năm 2009, lượng mưa trong tháng 11/2009 ở một số trạm trên địa bàn tỉnh được bổ biến từ 1.401,2 mm đến 1.966.7 mm, mưa lớn nhất là trạm Đình Lập 1.966,7 mm. So với trung bình nhiều năm, trạm thành phố Lạng Sơn đạt 103,39%, Thất Khê đạt 95,84%, Bắc Sơn đạt 97,88%, Hữu Lũng đạt 97,55%, ĐìnhLập đạt 136,39%, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 và tháng 11. Tình hình thiệt hại: 1 người chết (do sét đánh), 261 ngôi nhà bị ngập nước, 10 nhà bị lún nứt, 05 nhà bị vùi lấp, 17 nhà bị tốc mái, tổng diện tích lúa và hoa màu bị ngập là 2.298 ha, trong đó diện tích bị mất trắng khoảng 1720 ha, nhiều tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã bị ngập , hư hỏng, v,v. Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 45 tỷ đồng.

*Năm 2010: Theo báo cáo tổng hợp thiệt hại của UBND tỉnh năm 2010, tất cả các địa phương trong tỉnh lượng mưa đều xấp xỉ và cao hơn lượng mưa trung bình nhiều năm. Ở trạm thành phố Lạng Sơn, Thất Khê, Bắc Sơn, Đình Lập và Hữu Lũng phổ biến từ 1.466,1 mm đến 1969,7 mm, lớn nhất là trạm Đình Lập (huyện Đình Lập) là 1969,7 mm đạt 136,6%, thấp nhất tại trạm Hữu Lũng (huyện Hữu Lũng) là 148,2 mm, chỉ đạt 99,22% so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Tình hình thiệt hại: 01 người bị thương, 04 nhà bị đổ, sập, 06 nhà bị ngập, 272 nhà bị hư hại, 60,5 ha lúa bị ngập, 23,7 ha lúa bị đổ, 05 ha bị hoa màu bị ngập, 06 con

trâu bị sét đánh chết, 01 cầu bê tông bị lũ cuốn trôi thuộc dự án 47/BQP, 16.260 m3

đất sạt lở...Ước tổng thiệt hại về vật chất là 2,6 tỷ đồng.

*Năm 2014: Theo báo cáo số 233/BC-UBND ngày 23/07/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về tình hình thiệt hại do mưa lũ hồn lưu cơn bão số 2, cơng tác khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong hai ngày 19 và 20 tháng 7 năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra gió lớn, mưa to đến rất to trên diện rộng. Lượng mưa đo được đến 13h ngày 20/07/2014 tại thành phố Lạng Sơn là 209 mm, Mẫu Sơn là 519 mm, Đình Lập là 237 mm, Bắc Sơn 231 mm, Thất Khê 155 mm, Hữu Lũng 132 mm. Do mưa to đã gây ra lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Bắc Giang, đặc biệt trên các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình Đình Lập và thành phố Lạng Sơn làm ngập lụt và gây thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa,, tài sản, lúa, hoa màu, đường giao thông, bệnh viện, trạm y tế, trường học, trụ sở cơ quan, kho tàng và nhiều cơng trình khác. Theo số liệu báo cáo của các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị, đến 10 giờ ngày 22 tháng 7 năm 2014, tổng thiệt hại toàn tỉnh như sau: trên 8500 nhà bị ngập nước trong đó bị hư hỏng nặng và sập đổ hoàn toàn khoảng 700 nhà; 04 người chết, 02 người bị mất tích do lũ cuốn; 5600 ha lúa bị ngập trong đó bị mất trắng 2300 ha; 3100 ha hoa màu bị ngập và thiệt hại, 2300 gia súc bị chết, 20,000 cây lâm nghiệp bị gẫy đổ, 38 trụ sở các cơ quan (tỉnh, huyện, xã), 54 trường học, 20 bệnh viện cấp tỉnh, huyện, trạm y tế xã bị ngập úng, hư hỏng; tất cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều bị thiệt hại (trong đó có 3 tuyến quốc lộ bị ngập úng, chia cắt nặng gồm Quốc lộ 1B, 4A, 4B với 7 vị trí trọng điểm) có 9 tuyến đường tỉnh bị chia cắt hoàn toàn với 13 đơn vị trọng trọng điểm; tồn tỉnh có hơn 130 vị trí bị sạt lở ta luy lớn với tổng khối lượng đất đá hơn 100,000 m3 và hàng chục nghìn mét khối đất đá có nguy cơ sạt lở cao cịn nằm trên mái ta luy; tổng cộng có 47 cơng trình thủy lợi, 20 cơng trình cấp nước bị hư hỏng; nhiều khu vực bị cắt điện để đảm bảo an tồn; đã có 167 cột điện cao, hạ thế bị gẫy, đỏ; 3500 m dây điện bị đứt, 1200 công tơ điện bị hư hỏng, 800 tấn xi măng bị hỏng, 25000 m3 bị cuốn trôi, 86 ơ tơ máy móc thi cơng cơng trình xây dựng bị ngập nước...Ước tính tổng thiệt hại đến 469 tỷ đồng (Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, 2014).

3.2.1.4. Hạn hán

Tình hình khơ hạn xảy ra nghiêm trọng hơn, nhất là về mùa khơ. Trong

mùa hè, các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, nhất là đợt nắng nóng tháng 5/2012 kéo dài liên tục trong 7 ngày, nhiệt độ cao nhất lên đến 40,3°C được đánh giá là đợt nắng nóng nhất trong lịch sử 55 năm trở lại đây. Trong quá trình đi điều tra khảo sát thực tế cho thấy, cả xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước tập trung vào mùa khơ (lượng mưa ít).

3.2.2. Xu thế biến động tài nguyên nước mặt

Thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu với cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan cho thấy khơng chỉ có tài ngun nước mưa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng ít đi mà nguồn nước đến các tiểu vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh cũng đang trong thời kỳ suy giảm. Khả năng trong nguồn nước đến suy giảm rõ rệt tập trung chủ yếu ở các tiểu vùng phía Đơng tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là dịng chảy mùa cạn. Do đó định hướng phát triển kinh tế xã hội cần phải phù hợp với khả năng nguồn nước mặt sẵn có. Cụ thể các xu thế biến động về lượng mưa, trữ lượng nước mặt, dịng chảy trung bình năm, dịng chảy mùa cạn như sau:

3.2.2.1. Xu thế biến động của mưa năm

Mưa là nguồn cung cấp dịng chảy mặt chính cho các dịng sơng và bổ cập nước dưới đất cho các tầng chứa nước. Trong những năm gần đây lượng mưa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang có xu hướng giảm đi rõ rệt. Phân tích chuỗi mưa năm tại các trạm đo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cho thấy:

- Ở vùng phía Tây tỉnh, đường trung bình của chuỗi mưa năm tại trạm Vân Mịch có xu hướng đi xuống và khá dốc, tại trạm Thất Khê tuy có xu hướng đi lên nhưng khơng rõ ràng cho thấy nếu tính trung bình thì lượng mưa bình qn năm ở vùng này đang có xu hướng giảm mạnh.

- Ở vùng phía Đơng tỉnh, tại trạm Lạng Sơn và Lộc Bình các đường trung bình của chuỗi mưa năm đều có chung xu hướng đi xuống. Riêng trạm Đình Lập có xu thế đi lên, tuy nhiên lượng mưa ở đây lại chủ yếu cung cấp cho các sông chảy về Quảng Ninh. Do đó tuy lượng mưa khơng suy giảm nhưng cũng khơng có khả năng cung cấp cho các sơng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Ở phía Nam tỉnh, lượng mưa bình quân năm tại trạm Hữu Lũng cũng đang có xu hướng giảm mạnh. Mưa ở khu vực này là nguồn cung cấp chính cho sơng Trung chiếm tới 70% so với tổng lượng nước mặt tồn vùng Thượng sơng Thương. Do đó, khả năng suy giảm lượng mưa trong tương lai có thể gây sự thiếu hụt nguồn nước cho tồn vùng phía Nam tỉnh Lạng Sơn.

Như vậy, theo đánh giá trên toàn tỉnh Lạng Sơn đang trong thời kỳ suy giảm lượng mưa rõ rệt, đặc biệt là các vùng phía Đơng của tỉnh. Hệ quả của từ sự suy giảm lượng mưa là suy giảm nguồn nước mặt trong các sông suối gây thiếu hụt nguồn nước phục vụ cho các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế của tỉnh.

3.2.2.2. Xu thế biến động trữ lượng nước mặt

Do hiện nay trên vùng quy hoạch chỉ có trạm Lạng Sơn cịn hoạt động nên việc đánh giá xu thế biến động tài nguyên nước của các phân khu được tính tốn từ kết quả mô phỏng bằng mô hình MIKE-NAM. Để đánh giá xu thế biến động tài nguyên nước mặt, các nhà chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn sử dụng đường cong tích lũy sai chuẩn cho chuỗi lưu lượng dịng chảy nhiều năm. Ý nghĩa của đường cong này như sau: thời kỳ đường cong có độ dốc nghiêng lên so với đường nằm ngang ứng với thời kỳ nhiều nước của chu kỳ dao động và ngược lại (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn (2015)

3.2.2.3. Xu thế biến động dịng chảy trung bình năm

Tiến hành xây dựng đường cong tích lũy sai chuẩn cho chuỗi lưu lượng trung bình năm nhận thấy dịng chảy trung bình năm của các khu vực biến động rất lớn theo thời gian: Trong chuỗi tính tốn từ năm 1961 đến năm 2013, sự dao động dịng chảy trung bình năm có sự xen kẽ giữa nhóm năm nhiều nước và ít nước (Hình 3.5).

Về tổng thể chia thành 3 thời kỳ:

- Thời kỳ 1961-1980 là thời kỳ ít nước, lưu lượng dịng chảy trong thời kỳ này thấp hơn so với trung bình nhiều năm, riêng trạm Vân Mịch và Chi Lăng thời kỳ này dài hơn 3-4 năm. Tại trạm Hữu Lũng và Chi Lăng, tuy là giai đoạn ít nước nhưng chưa thể hiện rõ do trong thời kỳ này cịn có sự đan xen của các thời kỳ nhỏ có lượng nước trung bình. Nhìn chung các trạm trên tồn tỉnh đều có chung xu thế.

- Thời kỳ 1981-1998 là thời kỳ nhiều nước, xu hướng chung của thời kỳ này là dịng chảy trong các sơng của các khu vực khá dồi dào, lưu lượng nước lớn hơn so với trung bình nhiều năm. Ở giai đoạn này tại các trạm chia làm 2 xu hướng từ 1981-1992 trên toàn tỉnh là các năm có nguồn nước dồi dào. Từ năm 1993-1998, vùng phía Đơng tỉnh vẫn đang trong thời kỳ nhiều nước thì vùng phía Tây tỉnh có xu hướng rơi vào các năm ít nước. Đỉnh điểm năm nhiều nước nhất tại các trạm đều rơi vào năm 1986, riêng trạm Vân Mịch muộn hơn 1 năm. Dòng chảy tại các sơng có xu hướng cùng đi về giá trị trung bình nhiều năm ở những năm 1992-1993.

- Thời kỳ 1999-2013 là thời kỳ ít nước, lưu lượng dịng chảy năm tuy có năm dịng chảy lớn hơn so với trung bình nhiều năm (từ 2008-2011), nhưng nhìn chung

Hình 3.5. Xu thế biến động dịng chảy năm tại các trạm thủy văn

có xu hướng giảm so với trung bình nhiều năm. Nếu căn cứ vào các trạm có số liệu thực đo đầy đủ nhất (trạm Lạng Sơn) thì thời kỳ ít nước này có thể tính từ năm 1999-2013 và có thể kéo dài trong các năm tiếp theo.

3.2.2.4. Xu thế biến đổi dòng chảy mùa cạn

Tương tự như xu thế biến đổi của dịng chảy trung bình nhiều năm (Hình 3.6), dịng chảy trung bình mùa cạn có sự dao động lớn theo thời gian, chuỗi phân tích 1961-2013 cho thấy dịng chảy mùa cạn có thể chia thành 2 thời kỳ chính:

- Thời kỳ 1961-1980: là thời kỳ ít nước, lưu lượng dịng chảy trung bình mùa cạn tại các trạm đo nhỏ hơn dịng chảy trung bình mùa cạn thời kỳ nhiều năm. Thể hiện rõ nhất là trạm Lạng Sơn. Tại trạm Chi Lăng và Hữu Lũng thời kỳ này kết thúc sớm vào những năm 1974-1997 và chuyển sang thời kỳ của những năm nhiều nước.

- Thời kỳ 1981-2008 là thời kỳ nhiều nước, lưu lượng dịng chảy trung bình mùa cạn lớn hơn lưu lượng dịng chảy trung bình mùa cạn nhiều năm. Có thể nhận thấy xu hướng này thể hiện rõ ở hầu hết các trạm trong tỉnh, các trạm ở vùng phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)