Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 34 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.6. Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV

Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là cơng việc của nhà quản lí. Đó là cách thức tác động của nhà quản lí đến người giáo viên, giúp họ nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học tích hợp, cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng dạy học tích hợp.

Để quản lí tốt hoạt động bồi dưỡng, hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung như sau:

- Xác định mục tiêu của quá trình bồi dưỡng: Nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS theo từng môn học cụ thể; Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của GV và năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường.

- Quản lí tốt các nội dung bồi dưỡng:

Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV chính là bồi dưỡng các thành tố cơ bản cấu thành nên năng lực này, đó là bồi dưỡng để GV có kiến thức chun mơn sâu, kiến thức liên ngành rộng và một sự hiểu biết xã hội sâu sắc; bồi dưỡng để GV có hiểu biết sâu về dạy học tích hợp (Hiểu rõ bản chất DHTH; các cách tích hợp, các mức độ tích hợp; những yêu cầu của việc tích hợp,…); có kỹ năng xác định chủ đề/ hoặc nội dung tích hợp; kỹ năng khai thác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học;

thiết kế được các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp; biết lựa chọn phương pháp, cách thức dạy học tích hợp; thực hiện tốt q trình dạy học tích hợp ở trên lớp cũng như ở ngồi lớp học ; kỹ năng khai thác, sử dụng các kênh thơng tin một cách có hiệu quả, nhất là qua Internet; kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong thực tiễn theo hướng dạy học tích hợp; kỹ năng gắn lý thuyết với thực hành.

- Quản lí các hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè; Bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường; GV có thể tự bồi dưỡng bằng việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng sau đó viết thu hoạch, hoặc áp dụng nội dung bồi dưỡng được vào quá trình giảng dạy.

- Quản lí việc huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động bồi dưỡng: về con người: CBQL, GV nòng cốt,...; về cơ sở vật chất: trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng,…

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quá trình bồi dưỡng: Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng; Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động bồi dưỡng; Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; Đánh giá sản phẩm bồi dưỡng chính là thực hiện việc DHTH một chủ đề hoặc nội dung nào đó do GV thiết kế.

Xét về phương diện chức năng của người quản lí, để bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)