Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 43 - 46)

1.4.1 .Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo

THCS

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:

Hiệu trưởng (Ban giám hiệu) của các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu và sự thống nhất nội dung bồi dưỡng của phịng GD&ĐT. Trong hoạt động bồi dưỡng nói chung cũng như hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV nói riêng, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

- Mục tiêu bồi dưỡng:

Việc bồi dưỡng phải hướng tới mục tiêu cơ bản, đó là: Nâng cao năng

lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS theo từng môn học cụ thể; Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của GV và năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường.

- Đối tượng bồi dưỡng:

Bao gồm toàn bộ GV đang tham gia giảng dạy tại các trường THCS.

- Nội dung bồi dưỡng:

Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của GV để xác định nội dung, hình thức và thời lượng bồi dưỡng. Có thể bồi dưỡng tất cả các năng lực trong một chuyên đề bồi dưỡng nào đó, hoặc cũng có thể bồi dưỡng từng năng lực riêng biệt lồng ghép với nội dung bồi dưỡng khác theo nhu cầu, nhiệm vụ cụ thể ở thời điểm tổ chức bồi dưỡng.

Các nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH gồm: Kiến thức chuyên môn sâu của từng bộ môn và kiến thức liên ngành tích hợp; Hiểu biết về bản chất DHTH; các cách tích hợp, các mức độ tích hợp (dọc, ngang; theo nội dung/ chủ đề; liên môn, xuyên môn, đa môn…); Kỹ năng xác định chủ đề/ hoặc nội dung

tích hợp; kỹ năng khai thác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học; Thiết kế các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (về nội dung, về hoạt động…); Biết lựa chọn phương pháp, cách thức DHTH; Kỹ năng khai thác, sử dụng các kênh thông tin một cách hiệu quả, nhất là qua Internet; Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong dạy học; Khả năng gắn lý thuyết với thực hành.

- Hình thức bồi dưỡng: Có hai hình thức bồi dưỡng cơ bản:

Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè.

Bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường, có thể mời báo cáo viên của thị xã hoặc thông qua các sinh hoạt như tổ chức chuyên đề, ngoại khóa của các tổ chun mơn (Bố trí thời gian hợp lí để GV vừa tham gia giảng dạy bình thường vẫn tham gia được chương trình bồi dưỡng). Một số nội dung GV có thể tự bồi dưỡng bằng việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng sau đó viết thu hoạch, hoặc áp dụng nội dung bồi dưỡng được vào quá trình giảng dạy.

- Chủ thể bồi dưỡng(lực lượng giảng viên và báo cáo viên):

Là những GV đã đạt danh hiệu GV day giỏi cấp Tỉnh trở lên, giáo viên đạt giải cấp Bộ về cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV THCS, chuyên viên phụ trách chuyên mơn của phịng GD&ĐT, GV nịng cốt của các nhà trường.

1.4.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Căn cứ vào kế hoạch và nội dung bồi dưỡng, các nhà trường rà soát, xác định các đối tượng cần bồi dưỡng, tập hợp và lập danh sách gửi về phòng giáo dục đề nghị được bồi dưỡng.

Tổ chức cho GV thực hành xây dựng chủ đề, nội dung tích hợp; thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp; thực hiện việc DHTH một chủ đề hoặc nội dung nào đó.

Xác định các mối quan hệ chỉ đạo giữa phòng GD&ĐT với các trường trong hoạt động bồi dưỡng; thiết lập cơ chế điều phối, kết hợp giữa các tổ chức, đơn vị trong nhà trường tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra có hiệu quả.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng

Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người quản lí phải điều khiển toàn bộ hệ thống (nhà trường) hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo đó, việc thực hiện chức năng chỉ đạo của Hiệu trưởng bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Ra quyết định về việc khảo sát năng lực DHTH của GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng.

Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng với các nội dung: bồi dưỡng GV về kiến thức chuyên môn sâu của từng bộ mơn và kiến thức liên ngành tích hợp; bồi dưỡng về nhận thức đối với DHTH: hiểu biết về bản chất DHTH; các cách tích hợp, các mức độ tích hợp (dọc, ngang; theo nội dung/ chủ đề; liên môn, xuyên môn, đa môn…); bồi dưỡng về xây dựng chủ đề/ hoặc nội dung tích hợp; cách thức khai thác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học; bồi dưỡng về thiết kế các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (về nội dung, về hoạt động…); bồi dưỡng về phương pháp, cách thức dạy học tích hợp; bồi dưỡng về khai thác, sử dụng các kênh thông tin một cách hiệu quả, nhất là qua Internet; bồi dưỡng về cách thức giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong dạy học; bồi dưỡng về cách thức gắn lý thuyết với thực hành trong dạy học tích hợp.

Ngồi ra Hiệu trưởng cần chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Đây là một chức năng không kém phần quan trọng của nhà quản lí. Nhờ có chức năng này, người quản lí (Hiệu trưởng) có thể xác định mức độ đạt được của mục tiêu đã đề ra. Theo đó, để kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan, người hiệu trưởng phải xây dựng các tiêu chuẩn, đề ra các yêu cầu cụ thể tương ứng với các nội dung của hoạt động bồi dưỡng, cụ thể:

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng.

- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động bồi dưỡng. - Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. - Đánh giá kết quả bồi dưỡng chính là sản phẩm của việc thực hiện dạy học tích hợp một chủ đề hoặc nội dung nào đó do GV thiết kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)