Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 91 - 93)

2.4.2 .Nguyên nhân

3.2. Một số biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồ

3.2.6. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo

hoạch xây dựng

* Mục đích của biện pháp:

- Kiểm tra, đánh giá công tác Bồi dưỡng GV nhằm mục đích ngăn ngừa các sai phạm về mặt quy chế, vừa thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo hướng tích cực đồng thời tạo động lực cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm,...cho đội ngũ GV.

- Kiểm tra, đánh giá giúp GV tự đánh giá kết quả bồi dưỡng của bản thân, xác định nguyên nhân và tìm ra những biện pháp có hiệu quả mà cịn là cơng cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả cơng tác bồi dưỡng GV. Kiểm tra, đánh giá cịn nhằm động viên, khuyến khích, tích cực sáng tạo của người GV, giúp cho công tác bồi dưỡng của họ đạt kết quả tốt hơn. Kết quả kiểm tra đánh giá có tác động đến hành vi của người GV (chỉ ra những mặt tích cực, những khiếm khuyết và sai phạm), từ đó giúp họ có định hướng điều chỉnh mọi mặt hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong công tác bồi dưỡng. Như vậy, kiểm tra đánh giá có tác dụng gián tiếp làm cho chất lượng của công tác bồi dưỡng GV được nâng lên.

* Nội dung và cách tiến hành:

- Hiệu trưởng tổ chức cho toàn thể GV học tập quy chế chuyên môn, nắm vững quy định về phân phối chương trình bộ môn. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra; theo dõi, nắm vững việc thực hiện nội quy, nề nếp của GV; tổ chức các hoạt động kiểm tra chun mơn định kì và đột xuất đối với GV, tổ chuyên môn và nhà trường; thu nhập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thơng tin khoa học để kết luận chính xác, khách quan. Trên cơ sở đánh giá, xếp loại GV, xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng GV để phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt hạn chế.

- Đối với các lớp bồi dưỡng tập trung: Sau khi kết thúc lớp bồi dưỡng phòng GD & ĐT phải tiến hành tổng kết lớp học, rút ra bài học về công tác tổ chức, đánh giá về nội dung, chương trình, thời gian, thời điểm bồi dưỡng phù hợp hay không phù hợp; đánh giá về hiệu quả giảng dạy của giảng viên; về tinh thần, ý thức tham gia học tập của học viên. Đối với học viên cần phải có kiểm tra lí thuyết và thực hành để đánh giá kết quả bồi dưỡng. Nội dung bài kiểm tra phải nằm trong chương trình GV đã được bồi dưỡng, phải có biểu điểm, đảm bảo tính vừa sức đối với đối tượng GV, đánh giá khách quan, phản ánh thực chất kết quả bồi dưỡng. Bài kiểm tra thực hành cần phải có thời gian cho GV chuẩn bị giáo án, đồ dùng, thiết bị dạy học.

- Đối với bồi dưỡng theo tổ, nhóm chun mơn và tự bồi dưỡng: Cá nhân GV và tổ, nhóm chun mơn xây dựng các chỉ tiêu về hội giảng, dự giờ. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá GV trong việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học. Có như vậy mỗi GV mới có ý thức tự bồi dưỡng phương pháp sử dụng đồ dùng thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.

- Khi đánh giá kết quả bồi dưỡng GV, nhà quản lý cần xem xét các điều kiện đảm bảo cho cơng tác bồi dưỡng có đồng bộ và đầy đủ không, đồng thời xem xét điều kiện thực tế của từng GV về hoàn cảnh, sức khỏe để việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thực sự là nguồn động viên, là động lực thúc đẩy phong trào thi đua tự học, tự rèn của tập thể GV.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Việc kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm tính cơng bằng, khách quan và dân chủ. Bảo đảm ổn định nề nếp kiểm tra, đánh giá, triển khai và làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá.

- Việc kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV chú trọng đến chất lượng, Hiệu trưởng các trường có nhiệm vụ nhắc nhở, đơn đốc GV hồn thành tốt công tác bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng xây dựng nề nếp tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh cho GV bằng nhiều hình thức qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo kịp thời công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)