Khái quát chung về giáo dục THCS và đội ngũ GV, cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 49 - 54)

1.4.1 .Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

2.1. Khái quát chung về giáo dục THCS và đội ngũ GV, cán bộ quản lí

Thị xã Chí Linh là một thị xã miền núi của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Thị xã có 20 đơn vị hành chính gồm: 12 xã; 8 phường. Thị xã có diện tích tự nhiên là 281km2, tổng số dân 164837 người, mật độ dân số bình quân 584 người /km2 .

Năm học 2014 - 2015 tồn thị xã có 31 trường mầm non với số trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo đạt 100%; 22 trường tiểu học công lập với số HS là 11154 em; 19 trường THCS công lập; 1 trung tâm GD thường xuyên và dạy nghề, 4 trường THPT công lập.

Hiện nay trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của GV Mầm non là 100% (trong đó trên chuẩn là 72%). Tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của GVTH là 100% (Trong đó trên chuẩn là 95,2%). GV THCS có tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% (trên chuẩn là 80,1%). Tỉ lệ GV dạy giỏi cấp thị xã và cấp tỉnh hàng năm đạt trên 70%. (So với số đăng kí dự thi).

2.1.1. Thực trạng giáo dục THCS

Tính đến hết năm 2015, tồn thị xã có 19 trường trung học cơ sở cơng lập với 8233 HS với 235 lớp. Hiện nay tồn thị xã có 10 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia và đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận 01 trường vào năm học tới.

Với sự quan tâm đầu tư của thị xã và của ngành đối với các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng, chất lượng GD THCS của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THCS của thị xã Chí Linh trong 3 năm trở lại đây

Khối lớp Năm học 2012 -2013 Năm học 2013 -2014 Năm học 2014 -2015

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 6 58 1856 51 2040 64 2371 7 62 1922 58 1902 51 1983 8 64 2112 62 1993 58 1927 9 67 2109 64 2090 62 1952 Cộng 251 7999 235 8025 235 8233

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS THCS của thị xã Chí Linh trong 3 năm trở lại đây

Năm học Tổng

số HS

Kết quả xếp loại Hạnh kiểm

Tốt Khá TB Yếu Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 2012 - 2013 7999 6277 78,47 1503 18,79 201 2,51 18 0,23 2013 - 2014 7998 6405 80,07 1379 17,25 206 2,58 8 0,1 2014 - 2015 8233 6778 82,33 1269 15,41 184 2,24 2 0,02

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại Học lực HS THCS của thị xã Chí Linh trong 3 năm trở lại đây

Năm học Tổng số HS Kết quả xếp loại Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 2012 - 2013 7999 991 12,39 3119 38,99 3011 37,64 853 10,67 25 0,31 2013 - 2014 7998 1229 15,36 3033 37,92 3013 37,68 701 8,77 22 0,28 2014 - 2015 8233 1433 17,4 3268 39,7 2930 35,6 585 7,1 17 0,2

* Nhận xét:

Các trường THCS đã tích cực tổ chức cho GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của HS; đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; thực hiện đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm đúng qui chế. Quan tâm việc tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chun mơn giới thiệu, trao đổi, thảo luận nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Đến nay, đa số GV có tuổi đời dưới 50 (đối với nữ), dưới 55 (đối với nam) đề có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác soạn và giảng, trình chiếu, 100% các trường trên địa bàn thị xã đều nối mạng Internet tốc độ cao.

Cơng tác xã hội hóa GD được các trường quan tâm. Đặc biệt sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn và phát huy mạnh mẽ vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực giáo dục kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động khuyến khích tài năng trẻ trong học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao.

Tuy nhiên tại các trường ở xa trung tâm thị xã như Nhân Huệ, Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê lợi cơ sở vật chất cịn khó khăn, chưa có đủ các phịng bộ mơn để phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

2.1.2. Thực trạng đội ngũ GV THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Bảng 2.4. Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV THCS ở thị xã Chí Linh trong 3 năm trở lại đây

Năm học Tổng

Số Nữ

Trình độ đào tạo TĐ lí luận Độ tuổi

Đảng viên Th ĐH CĐ TC SC <30 30-50 >50 2012 -2013 448 319 0 354 94 30 212 49 362 37 242 2013 - 2014 446 317 0 353 93 42 224 47 360 39 266 2014-2015 443 313 0 355 88 50 251 42 358 43 301

* Nhận xét:

Số lượng giáo viên THCS của thị xã trong vịng ba năm trở lại đây nhìn chung ổn định. Tổng số GV của toàn thị xã đến cuối năm học 2014 - 2015 là 443 người. Trình độ đào tạo của đội ngũ được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 100%. Tuy nhiên việc phân bổ GV vẫn còn chưa đồng đều giữa các trường trong thị xã.

Sở dĩ có được trình độ đào tạo đội ngũ GV như vậy là do nhu cầu học tập nâng cao trình độ của GV. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT thị xã Chí Linh đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ bằng cách nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Đây có thể coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được phòng GD&ĐT đưa vào kế hoạch hoạt động trong mỗi năm học. Trong những năm qua phòng GD&ĐT đã phối hợp với trường CĐSP Hải Dương, Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Hải Dương liên kết với các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên… mở nhiều lớp học để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên của Thị xã, có rất nhiều GV tự nguyện đăng kí tham gia các lớp học nâng cao trình độ đào tạo dưới hình thức vừa học vừa làm (tại chức)…

Thực tế, số lượng GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng năng lực thực tiễn công tác chưa tương xứng. Số lượng GV này mới chỉ đáp ứng về chuẩn trình độ đào tạo song so với chuẩn về nghề nghiệp GV THCS vẫn còn nhiều bất cập. Một số GV kiến thức chuyên môn, kiến thức về các lĩnh vực khác của xã hội, năng lực sư phạm còn hạn chế, phương pháp dạy học còn chậm đổi mới, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Đây là một mâu thuẫn giữa trình độ và năng lực trong vấn đề chất lượng đội ngũ GV THCS nói riêng và đội ngũ GV trên địa bàn nói chung. Mâu thuẫn này do nhiều lí do tạo thành: Do hoàn cảnh lịch sử,

nguồn gốc một số GV có trình độ xuất phát là 10+3. Nhiều GV có trình độ Đại học được đào tạo theo hình thức tại chức, từ xa. Đối tượng HS có tính đặc thù; điều kiện phục vụ cơng tác giảng dạy chưa đáp ứng, chưa đủ điều kiện để GV nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Kể cả công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho GV cũng chưa được bảo đảm. Song bên cạnh đó, phần lớn đội ngũ GV ln có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân bằng việc đầu tư cho bài giảng, tự tham khảo các tài liệu, sách chuyên môn phục vụ trực tiếp cho các giờ lên lớp. Phòng GD&ĐT giao trách nhiệm cho đội ngũ GV cốt cán vừa nghiên cứu bài soạn, giảng dạy cho HS, vừa nghiên cứu để phổ biến một số chuyên đề để bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ GV qua các đợt bồi dưỡng hè, sinh hoạt chuyên đề cấp trường, cụm trường và cấp thị xã. Các nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho GV THCS tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức; đồng thời tổ chức giao lưu học tập giữa các trường có chất lượng cao trong thị xã.

Các nhà trường thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như kế hoạch giảng dạy được thống nhất ngay từ đầu năm học nhằm đảm bảo chương trình của Bộ và xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh địa phương. Những qui định về hồ sơ, giáo án, nề nếp soạn giảng được thống nhất và thực hiện nghiêm túc. Chú trọng chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa phục vụ chun mơn. Việc sử dụng các phương tiện dạy học trong các tiết dạy, trong các đợt hội giảng, hội thi của GV được quan tâm, động viên và đầu tư thích đáng. Do trình độ dân trí ngày một nâng cao, nhu cầu của HS muốn được học tập các thày cơ giáo có trình độ chun mơn giỏi ngày một lớn, đó là một yếu tố góp phần thúc đẩy việc nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ GV.

2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Linh, tỉnh Hải Dương

Bảng 2.5. Thống kê về thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Chí Linh năm học 2014-2015

Tổng

số Nữ

Độ tuổi Thâm niên

quản lí Trình độ đào tạo

Đảng viên Đã qua BDQL Dưới 40 Từ 40 - 50 Từ 51- 60 Dưới 5 Từ 5-20 Trên 20 Th sĩ ĐH CĐ TC 41 15 7 19 15 12 27 2 1 40 0 41 41 41 36,6 17,1 46,3 36,6 29,2 65,9 4,9 2,4 97,6 0 100 100 100

(Số liệu từ Phịng GD&ĐT thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)

* Nhận xét:

Tổng số CBQL: 41 người, trong đó: Hiệu trưởng: 19, Phó hiệu trưởng: 22 (trong đó nam là 26 người chiếm 63.4 %, nữ là 15 người chiếm 36.6%); 100% CBQL là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL là Đại học sư phạm với số lượng là 41/41 chiếm 100%. Đội ngũ CBQL phần lớn là những người trưởng thành từ cơng tác chun mơn, có tay nghề vững vàng.

Số CBQL có thâm niên làm quản lí dưới 5 năm là 12 người, chiếm 29,2 %. Đây là đội ngũ CBQL mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lí cịn chưa nhiều song đây chính là đội ngũ có lịng nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong cơng tác, là lực lượng nịng cốt trong việc nâng cao chất lượng GD của thị xã. Nhìn chung đội ngũ CBQL các trường THCS ở thị xã Chí Linh có lịng nhiệt tình, u nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)