Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 46 - 49)

1.4.1 .Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng

năng lực DHTH cho giáo viên THCS

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS, trong đó có cả các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan, cụ thể:

Các yếu tố khách quan:

+ Sự quan tâm của Nhà nước, các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các nhà trường và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự quan tâm của các cấp sẽ có yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức, thời gian, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng, sẽ động viên được GV tích cực tham gia bồi dưỡng và cũng có phương hướng chung cho các nhà trường khi tổ chức bồi dưỡng đồng loạt cho GV.

+ Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lí và của GV về công tác bồi dưỡng GV. Nếu các cấp quản lí và giáo viên cùng có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải bồi dưỡng GV sẽ tạo đồng thuận cao khi tổ chức thực hiện, đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành cơng của hoạt động bồi dưỡng. Nếu nhà trường nào mà cán bộ quản lí hoặc các GV tham gia chưa coi trọng việc bồi dưỡng cho GV thì kết quả bồi dưỡng sẽ khơng thể đạt được như mong muốn.

+ Nhu cầu bồi dưỡng: Thể hiện ở số lượng GV, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng. Mỗi giáo viên bộ mơn khác nhau có những nhu cầu bồi dưỡng về tri thức, kĩ năng nghiệp vụ khác nhau. Nếu xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng cho GV của từng bộ môn sẽ đảm bảo việc bồi dưỡng GV thiết thực, có hiệu quả.

Các yếu tố chủ quan:

+ Cơng tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu của GV được bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp. Ban giám hiệu nhà trường nếu có cách thức khảo sát hợp lí, sẽ xác định đúng được các GV ở các bộ môn cần thiết phải được bồi dưỡng thêm về nội dung nào đó thì việc bồi dưỡng mới có hiệu quả, thiết thực.

+ Trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV và đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Nếu CBQL có trình độ, tổ chức hoạt động bồi dưỡng một cách khoa học, thiết thực kết hợp với có một đội ngũ giảng viên giỏi kiến thức, kĩ năng thực hành, phương pháp sư phạm tốt thì những GV tham dự bồi dưỡng sẽ dễ hiểu và thực hành được như yêu cầu của nhà quản lí.

+ Khả năng đa dạng hóa và lựa chọn các mơ hình bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng. Vì GV dự các lớp bồi dưỡng vẫn phải đảm bảo giảng dạy đủ số giờ theo qui định nên việc bố trí thời gian bồi dưỡng hợp lí sẽ giúp GV yên tâm khi tham gia bồi dưỡng.

+ Cung ứng các điều kiện về nguồn lực cần thiết phục vụ việc bồi dưỡng. Nếu khơng có đủ tài liệu bồi dưỡng cho từng GV hoặc trang thiết bị phục vụ các lớp bồi dưỡng thiếu, thô sơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng.

Kết luận chương 1

- Bồi dưỡng thực chất là bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “ni dưỡng” những cái đã có để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động”.

- Năng lực DHTH là khả năng liên kết các đối tượng giảng dạy của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm giúp học sinh sử dụng phối hợp những kiến thức, kỹ năng và thao tác nhất định để giải quyết một tình huống phức tạp trong thực tiễn.

- Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV là công việc của nhà quản lí. Đó là cách thức tác động của nhà quản lí đến người GV, giúp họ nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn, cách thức xây dựng và phương pháp tổ chức hoạt động DHTH, cách thức khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng DHTH.

Có 3 hình thức bồi dưỡng GV đó là bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng từ xa, tuy nhiên quan trọng vẫn là hình thức tự bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng trường THCS có nhiều chức năng và nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV của nhà trường.

- Cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV của hiệu trưởng trường THCS bao gồm các nội dung: quản lí việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng; Lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng; Tổ chức nhân lực thực hiện bồi dưỡng; Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng…

- Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS của Hiệu trưởng, đó là: năng lực của cán bộ thực hiện cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV và đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên trực tiếp tham gia bồi dưỡng; lựa chọn các mơ hình bồi dưỡng; cung ứng các điều kiện về nguồn lực cần thiết cho việc bồi dưỡng; sự quan tâm của Nhà nước và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội; nhận thức của xã hội, của các cấp quản lí và của GV về cơng tác bồi dưỡng…

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát chung về giáo dục THCS và đội ngũ GV, cán bộ quản lí các trường THCS ở Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)