Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 79 - 81)

2.4.2 .Nguyên nhân

3.2. Một số biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồ

3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH

giáo viên THCS phù hợp với tình hình thực tiễn

* Mục đích của biện pháp:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, tính hiệu quả và có tác dụng định hướng cho hoạt động bồi dưỡng. Nó chỉ ra mục tiêu, dự kiến các biện pháp, dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch quản lý có mối quan hệ mật thiết đến chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng khi triển khai thực hiện kế hoạch.

* Nội dung và cách tiến hành biện pháp:

- Hiệu trưởng nhà trường đánh giá hiện trạng đội ngũ tồn diện các mặt số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu đào tạo, cơ cấu độ tuổi và thâm niên.

+ Mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV.

+ Về đào tạo GV: Đào tạo tiêu chuẩn hóa, đào tạo sau chuẩn đào tạo. + Về bồi dưỡng GV: Bồi dưỡng tại trường, bồi dưỡng theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục: Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT.

- Xây dựng kế hoạch trong đó thể hiện được: Nội dung bồi dưỡng.

Phương pháp bồi dưỡng.

Điều kiện nhân lực, vật lực, tài lực để bồi dưỡng GV. Thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch.

- Hiệu trưởng định hướng nội dung bồi dưỡng cho tất cả đội ngũ GV và từng loại cán bộ GV.

- Qui trình xây dựng kế hoạch:

+ Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện hoặc có thể giao cho phó hiệu trưởng hoặc 1-2 GV giàu kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch sát với thực trạng của nhà trường (gồm cơ sở vật chất, đội ngũ) dự thảo.

+ Tổ chức lấy ý kiến GV và hội đồng sư phạm, các tổ chức có liên quan, tổ chức hội thảo góp ý. (Có đại diện của các cấp quản lí giáo dục, chính quyền địa phương...)

+ Hiệu trưởng hồn thiện kế hoạch, xử lí lại, văn bản hóa, báo cáo các cấp trên xét duyệt, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp như Phịng GD&ĐT, đặc biệt là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường...

+ Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV.

Các biện pháp xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng là một hệ thống các cơng việc địi hỏi phải huy động các lực lượng trong trường học trực tiếp tham gia, ngồi ra cịn phụ thuộc vào các lực lượng ngoài nhà trường, đặc biệt là các cấp quản lý giáo dục... và là một quá trình. Nhưng các biện pháp đó trở thành hiện thực hay không là ở kết quả thực hiện ở từng năm học. Do vậy kế hoạch bồi dưỡng phải thực hiện được các vấn đề chủ yếu sau:

Một là: Cơng tác quản lí giáo viên, bao gồm: Nắm bắt tình hình đội ngũ

GV, theo dõi tình hình đội ngũ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, phù hợp...Nội dung: Quản lí về tư tưởng, quản lí về cơng chức, viên chức, quản lí về sinh hoạt.

Hai là: Công tác bồi dưỡng đội ngũ chủ yếu đi vào các mặt: tư tưởng

chính trị, chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng năng lực DHTH. Ba là: Hồn thiện q trình đào tạo GV: Đào tạo ban đầu - Bồi dưỡng GV- Đào tạo lại - Phát triển chuyên môn - Đào đạo tiếp.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Phải nắm được yêu cầu và các mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương và các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục.

- Sự chỉ đạo, định hướng của ngành về nội dung, kế hoạch bồi dưỡng. - Hiện trạng đội ngũ GV về số lượng, trình độ đào tạo, năng lực sư phạm, nam, nữ, độ tuổi, thâm niên nghề nghiệp, phân bố về cư trú. Tiến hành phân loại đánh giá đội ngũ GV qua kiểm tra, thăm lớp dự giờ, các hội thi GV giỏi các cấp. Từ đó xác định yêu cầu nội dung cần bồi dưỡng đối với từng GV và xây dựng kế hoạch chung trong tồn trường, trong từng tổ, khối chun mơn.

- Phải có kế hoạch bồi dưỡng thật cụ thể ngay từ đầu năm học, phát huy vai trò của các GV cốt cán và đội ngũ tổ trưởng trong việc sinh hoạt tổ nhóm chun mơn, dự giờ thăm lớp, các hình thức tổ chức hoạt động cần phong phú, có nội dung cuốn hút GV tích cực tham tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)