Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 63 - 72)

1.4.1 .Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

2.3. Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho

2.3.2. Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH

năng lực DHTH chủ yếu chỉ được lồng ghép trong các hoạt động bồi dưỡng những nội dung khác cho giáo viên. GV chủ yếu phải tự bồi dưỡng khi tham dự cuộc thi Dạy học tích hợp theo chủ đề do Bộ GD phát động. Thị xã chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng các kĩ năng dạy học tích hợp cho GV của từng bộ mơn. Tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng chưa phong phú. Một bộ phận GV còn ngại tiếp cận các kĩ năng nghề nghiệp mới. Kết quả của hoạt động bồi dưỡng các kĩ năng dạy học tích hợp đạt kết quả thấp(X = 1,68). Điều đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần phải nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn.

2.3.2. Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giáo viên THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.3.2.1. Thực trạng cơng tác lập kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Lập kế hoạch cho cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng là cơng việc đầu tiên mà Hiệu trưởng phải quan tâm. Để khảo sát thực trạng về khía cạnh này chúng tôi đã thực hiện khảo sát 120 CBQL và GV của tất cả các trường THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về việc lập kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS

TT Nội dung Mức độ đánh giá(%) X Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế của nhà trường.

22 18,3 78 65,0 20 16,7 2,02

2 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng. 19 15,8 69 57,5 32 26,7 1,89

3 Xác định mục tiêu bồi dưỡng. 28 23,3 68 56,7 24 20,0 2,03

4 Phân loại đối tượng bồi dưỡng. 30 25,0 65 54,2 25 20,8 2,04

5 Xác định nội dung bồi dưỡng. 25 20,8 67 55,8 28 23,4 1,98

6 Xác định hình thức bồi dưỡng. 29 24,2 70 58,3 21 17,5 2,07

7 Lựa chọn đội ngũ GV tham gia

bồi dưỡng. 45 37,5 65 54,2 10 8,3 2,29

Điểm TB của nhóm 2,05

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.10 cho ta thấy: cơng tác lập kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS có mức độ đánh giá trung bình, thể hiện ở điểm trung bình X = 2,05 (min=1; max=3). Trong đó có 2 nội dung có mức độ đánh giá thấp là “Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng” (X = 1,89) và

“Xác định nội dung bồi dưỡng”(X = 1,98). Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế là giáo viên chưa tham gia nhiều vào việc DHTH nên nhà quản lí cũng khó khăn trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định nội dung bồi dưỡng cho GV.

Để làm tốt các nội dung này hiệu trưởng cần sử dụng tốt đội ngũ các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các GV cốt cán của nhà trường. Đánh giá

phân loại GV, xác định nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng của GV bằng các kết quả: khi GV tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do Bộ GD tổ chức và kết quả thanh kiểm tra GV của Ban chun mơn nhà trường, của phịng GD thị xã.

2.3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp tổ chức triển khai và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS

TT Nội dung

Mức độ thực hiện(%)

X

Thường

xuyên Đôi khi Không

thực hiện

SL % SL % SL %

1

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH theo chủ đề với hình thức tập trung.

30 25,0 32 26,7 58 48,3 1,77

2

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH trong năm học tại nhà trường.

12 10,0 45 37,5 63 52,5 1,58

3

Tổ chức cho GV tham dự cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV THCS.

15 12,5 70 58,3 35 29,2 1,83

4

Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường tổ chức hội nghị chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng DHTH cho GV.

30 25,0 65 54,2 25 20,8 2,04

5

Chỉ đạo GV tự bồi dưỡng kỹ năng DHTH bằng nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng sau đó viết thu hoạch hoặc áp dụng vào giảng dạy.

10 8,3 80 66,7 30 25,0 1,83

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.11 cho ta thấy: các biện pháp tổ chức triển khai và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS có mức độ thực hiện thấp, thể hiện ở điểm trung bình X = 1,81 (min=1; max=3).

Đa số các nội dung có mức độ thực hiện thấp, thể hiện ở điểm trung bình X <2. Duy nhất nội dung “Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường tổ chức hội nghị chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng DHTH cho GV” có mức độ thực

hiện trung bình (X = 2,04).

Phịng GD thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tổ chức được một số lớp bồi dưỡng chuyên sâu về bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH theo chủ đề cho giáo viên THCS ở một số bộ mơn với hình thức tập trung tại thị xã trong dịp nghỉ hè. Các nội dung bồi dưỡng ở các mơn học cịn lại được tích hợp trong các hoạt động bồi dưỡng như đã nêu trong mục 2.3.1.2. Chủ yếu các nhà trường tiến hành tự bồi dưỡng cho GV để tổ chức cho GV tham dự cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS do Bộ GD tổ chức. Những GV nào tham gia cuộc thi này cũng tích cực tự bồi dưỡng để có thể tạo ra sản phẩm dự thi. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được các nhà trường chú ý nhưng khâu tổ chức thực hiện cịn hạn chế, đặc biệt có nhà trường khơng có GV tham dự cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS.

Đối với hình thức bồi dưỡng ngay tại trường cũng chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh của nó. Một số trường làm rất tốt công tác bồi dưỡng GV ngay tại trường nhưng ở một số trường thì việc tổ chức chỉ là chiếu lệ, tuy có tổ chức sinh hoạt chuyên đề, dự giờ, thăm lớp, viết sáng kiến…song chỉ là hình thức, chung chung, chưa phát huy được vai trò nòng cốt của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng. Thực chất có nhà trường tổ chức cho GV viết rất nhiều sáng kiến song một số sáng kiến đó vận dụng vào quá trình giảng dạy chưa hiệu quả.

2.3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12

Bảng 2.12. Đánh giá của khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS

TT Nội dung

Mức độ thực hiện(%)

X

Thường

xuyên Đôi khi thực hiện Không

SL % SL % SL %

1

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, các yêu cầu cụ thể cho việc kiểm tra đánh giá.

30 25,0 58 48,3 32 26,7 1,98

2 Kiểm tra việc triển khai thực

hiện chương trình bồi dưỡng. 40 33,3 55 45,8 25 20,8 2,13 3

Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động bồi dưỡng.

63 52,5 45 37,5 12 10,0 2,43

4

Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

15 12,5 70 58,3 35 29,2 1,83

5

Đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng việc thiết kế và thực hiện DHTH một chủ đề hoặc nội dung nào đó.

27 22,5 53 44,2 40 33,3 1,89

Điểm TB của nhóm 2,05

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.12 cho ta thấy: các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS có mức độ thực hiện trung bình, thể hiện ở điểm trung bình X = 2,05 (min=1; max=3).

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS vẫn còn những hạn chế, mức độ thực hiện thường xuyên còn thấp. cao nhất là nội dung “kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, qui định

đối với hoạt động bồi dưỡng” có X = 2,43. Đa số các nội dung khác chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện kiểm tra (có X <2). Chính vì các nhà quản lí GD chưa coi trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá nên GV tham gia bồi dưỡng cũng chưa tích cực thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH. Các hiệu trưởng mới chủ yếu dựa vào kết quả chấm sản phẩm dự thi DHTH theo chủ đề của GV nhà trường thực hiện, do Phòng GD, Sở GD và Bộ GD đánh giá, phân loại.

Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV được tích hợp trong các hoạt động khác: trong những năm qua, các trường THCS đã thực hiện tương đối tốt công tác bồi dưỡng GV nhưng chỉ mới dừng lại ở việc kiểm tra sau bồi dưỡng tập trung tại thị xã và một số chuyên đề, tuy nhiên chương trình kiểm tra này mang tính đại trà nên kết quả chưa phản ánh được chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

Như vậy, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực DHTH mới đạt hiệu quả cao.

2.3.2.4. Đánh giá chung của các khách thể điều tra về việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.13. Đánh giá của các khách thể điều tra về việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV

của hiệu trưởng trường THCS

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả đạt được

X Thứ

bậc X Thứ

bậc

1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. 258 2,15 1 254 2,12 1

2 Tổ chức triển khai thực hiện kế

hoạch bồi dưỡng. 252 2,1 2 212 1,77 3

3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng. 220 1,83 3 224 1,87 2

4 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi

dưỡng. 216 1,8 4 208 1,73 4

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.13 cho ta thấy: việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng trong quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS có mức độ thực hiện được đánh giá thấp, có X = 1,97; kết quả

đạt được khi thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng cũng được đánh giá thấp, có X = 1,87.

Việc thực hiện các chức năng quản lí của Hiệu trưởng mới chủ yếu làm được ở bước xây dựng kế hoạch. Khâu kiểm tra đánh giá có mức độ thực hiện chưa được chú ý nhiều và kết quả đạt được thấp nhất. Các chức năng khác có mức độ thực hiện và kết quả đạt được vẫn đạt ở mức thấp. Đây cũng chính là lí do dẫn đến kết quả của việc bồi dưỡng năng lực DHTH của giáo viên THCS đạt thấp ở bảng 2.9.

Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi nhận thấy: hàng năm Hiệu trưởng đã có kế hoạch bồi dưỡng GV, tuy nhiên kế hoạch cịn thiếu tính phân hóa, chưa tính đến nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng theo yêu cầu của cá nhân GV và những điểm yếu, mặt hạn chế trong năng lực sư phạm của họ; đồng thời thiếu tính chủ động về thời gian, về nội dung, về tài liệu dẫn đến việc tổ chức bồi dưỡng dồn dập vào thời gian hè, gây khó khăn cho GV và đơn vị tổ chức thực hiện. Mặt khác chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng cập nhật cho tập thể và cá nhân ngay tại đơn vị công tác, nhất là kế hoạch tự học của GV. Chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng lâu dài cho GV (theo chu kì hoặc thời gian vài năm học).

Các lớp bồi dưỡng cịn mang tính đại trà, số lượng học viên/lớp nhiều khi q đơng, nhất là với chương trình bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ trong thời gian hè. Đội ngũ cốt cán khi tiếp thu bồi dưỡng theo chuyên đề về cơ sở truyền đạt lại qua nhiều tầng, nấc trung gian nên ý tưởng ban đầu chưa chắc đã còn nguyên vẹn.

Đội ngũ GV cốt cán thiếu tính ổn định, do thun chuyển cơng tác, do đề bạt lên cán bộ quản lí…; việc hướng dẫn cho học viên tự học tại trường, tại gia đình, việc giải đáp thắc mắc đơi khi chưa hiệu quả.

Cơ sở vật chất đối với công tác bồi dưỡng trong những năm qua đã được đầu tư thích đáng nhưng đối với yêu cầu công tác bồi dưỡng nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng như hiện nay thì vẫn còn nhiều bất cập: việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng GV như: sách giáo khoa, sách GV, thiết bị, phòng học, kinh phí, giảng viên,… chưa đồng bộ và chưa kịp thời, vẫn cịn tình trạng phịng học bố trí q đơng người ngồi, khơng đủ bàn ghế, chỗ viết. Tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng chưa cấp đủ và khơng kịp thời. GV chưa có thời gian tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp bồi dưỡng. Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích GV THCS tham dự khóa học bồi dưỡng và sau khi đã tham gia bồi dưỡng còn chưa thực sự rõ ràng và thực hiện chưa kịp thời.

Công tác tự học, tự bồi dưỡng là phương thức rất quan trọng song hầu hết các trường THCS chưa xây dựng được kế hoạch cho tập thể và cá nhân ngay tại đơn vị. Việc tổ chức, kiểm tra, giám sát quá trình tự học hầu như chưa được các cấp quản lí chú ý tới, mà chỉ phụ thuộc vào ý thức tự giác và nỗ lực của từng GV, song tính tự giác của một số GV chưa cao nên việc quản lí về cơng tác bồi dưỡng cịn hình thức, kém hiệu quả.

Chưa có cơ chế, chế tài cụ thể trong mỗi nhà trường đối với các GV khơng tham gia hoặc chưa hồn thành chương trình bồi dưỡng theo qui định. Bên cạnh đó cũng chưa có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt việc bồi dưỡng thường xuyên. Do đó phần nào chưa động viên và khuyến khích được khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV.

2.3.2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.14. Đánh giá của các khách thể điều tra

về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS

TT Nội dung Mức độ ảnh hưởng (%) X Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng SL % SL % SL %

1 Sự quan tâm của Nhà nước, các cấp

ngành GD về hoạt động bồi dưỡng. 67 55,8 45 37,5 8 6,7 2,54

2 Nhận thức của CBQL, GV về công

tác bồi dưỡng. 64 53,3 40 33,3 16 13,3 2,45

3 Nhu cầu bồi dưỡng của GV. 66 55,0 46 38,3 8 6,7 2,53

4 Công tác khảo sát, nắm nhu cầu bồi

dưỡng của GV. 62 51,7 48 40,0 10 8,3 2,48

5 Năng lực của CBQL các nhà trường. 61 50,8 46 38,3 13 10,8 2,45

6 Năng lực đội ngũ giảng viên thực

hiện nhiệm vụ bồi dưỡng. 65 54,2 52 43,3 3 2,5 2,57

7 Đa dạng hóa và lựa chọn các mơ

hình bồi dưỡng. 69 57,5 46 38,3 5 4,2 2,58

8 Các điều kiện về nguồn lực phục vụ

việc bồi dưỡng. 60 50,0 45 37,5 15 12,5 2,43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ở thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)