2.4.2 .Nguyên nhân
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng
năng lực DHTH cho giáo viên THCS
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS của Hiệu trưởng phải tuân thủ và dựa trên cơ sở: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa phương, của Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan….
Các biện pháp phải dựa trên mục tiêu, chương trình của cấp học, phải bám sát Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học được ban hành hàng năm, căn cứ vào các quy định chuẩn nghề nghiệp và đặc biệt phải căn cứ vào các quy định của năng lực DHTH giáo viên THCS.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Theo nguyên tắc này, trên cơ sở vận dụng lí luận về bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV ở các trường THCS trong tồn thị xã Chí Linh, nghiên cứu, khảo sát thực trạng những biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các nhà trường trong thị xã đã thực hiện trong thời gian qua, trên cơ sở đánh giá hiệu quả các từng biện pháp, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của từng biện pháp để từ đó có sự khắc phục hoặc kế thừa. Những biện pháp đã thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao thì được tiếp tục duy trì và phát triển, những biện pháp chưa hồn thiện, chưa đầy đủ thì tiếp tục đề xuất cho hoàn thiện, đầy đủ hơn, những biện pháp khơng cịn phù hợp cần nghiên cứu nguyên nhân để từ đó điều chỉnh cho phù hợp, những biện pháp khó thực hiện, khơng đem lại hiệu quả cần được xem xét cải tiến hoặc loại bỏ, đề xuất biện pháp mới hiệu quả và có tính khả thi cao.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Phát triển hệ thống GD cấp thị xã phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với khả năng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Xây dựng các mơ hình GD, các hình thức tổ chức ở các trường THCS phải hết sức đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn cuộc sống và phong trào GD ở địa phương. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải từ tổng kết thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ cuộc sống mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn để quản lí, xây dựng và phát triển các trường học cấp thị xã theo kịp yêu cầu của nhân dân trong thị xã, từng bước tạo ra phong trào học tập trong toàn thị xã, xây dựng một xã hội học tập.
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối phương châm GD của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của GD, của ngành trong q trình quản lí. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển GD hiện nay, các biện pháp cụ thể thực hiện chiến lược GD trong đó có việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV là một yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường THCS đòi hỏi người hiệu trưởng phải tìm ra các biện pháp quản lí nhằm giúp họ triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lí của mình.
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống
Trong tất cả các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS, cần được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, khơng nên coi nhẹ biện pháp nào. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ GV trong thị xã, cần xem xét, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và xác định nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS…, để từ đó có biện pháp phù hợp phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém tạo nên sự phát triển một cách đồng bộ, vững chắc.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể cũng cần xác định biện pháp nào là biện pháp mang tính đột phá, mang lại hiệu quả cao, phù hợp với
điều kiện thực tiễn, để từ đó tập trung tập trung mọi nỗ lực phục vụ công tác