Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 37 - 42)

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

3.2.1. Nguồn nhân lực

3.2.1.1. Nhân khẩu và lao động:

Năm 2014, tồn huyện có 8.718 hộ với 44.100 nhân khẩu (mật độ trung bình

30người/km2), trong đó số người trong độ tuổi lao động phổ thông là 20.286 người, chiếm 46%; cơ cấu lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ trên 85%; chất lượng lao

động thấp, số người trong độ tuổi lao động đã qua đạo tạo, được chuyển giao kỹ thuật trên 5%. Mật độ dân số phân bố cơ bản đồng đều trong toàn huyện.

3.2.1.2. Dân tộc:

Huyện Sốp Cộp có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: dân tộc Thái chiếm 57,59% ; dân tộc Mông chiếm 24,35%; dân tộc Khơ mú chiếm 7,09%; dân tộc Lào chiếm 8,5%; dân tộc Kinh chiếm 2,21%; dân tộc Mường chiếm 0,18% và dân tộc khác chiếm 0,8%.

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sốp Cộp)

Nhân dân các dân tộc trong Huyện có truyền thống lao động cần cù, chịu khó; có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng lâm nghiệp đây là lợi thế cho ngành nơng lâm nghiệp song cũng là khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung (do tập quán canh tác còn manh mún, lạc hậu; sản xuất cịn mang nặng tính tự túc, tự

cấp).

3.2.2. Thực trạng về kinh tế

Năm 2014, giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 1.047,3 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực nơng, lâm, thủy sản: 387,9 tỷ đồng, chiếm 37%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 280,8 tỷ, chiếm 26,8% đồng; lĩnh vực dịch vụ: 378,6 tỷ đồng, chiếm 36,2%.

Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010): 798 tỷ đồng, tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực nơng, lâm, thủy sản: 271,2 tỷ đồng, bằng 86,3% so với kế hoạch, tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước; Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 214,4 tỷ đồng, bằng 91% so với kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; lĩnh vực dịch vụ 312 tỷ đồng, bằng 93,2% so với kế hoạch, tăng 7,47 % so với cùng kỳ năm trước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ trọng ngành tiếp tục phát triển theo định hướng: tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp tăng, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần.

(Nguồn: Báo cáo số 503/BC-UBND ngày 28/12/2014 của UBND huyện Sốp

Cộp về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015)

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thông:

Mạng lưới giao thơng chính của huyện bao gồm:

- Đường Quốc lộ 4G: Tính từ ranh giới giữa huyện Sốp Cộp với huyện Sông Mã đến huyện lỵ Sốp Cộp, dài 9,7 km. Đây là tuyến đường cấp III giao thông, mặt đường trải nhựa, là tuyến huyết mạch duy nhất nối liền huyện Sốp Cộp với huyện Sông Mã và với thành phố Sơn La,

- Đường tỉnh lộ 105: Tuyến này xuất phát từ huyện lỵ Sốp Cộp đến hết xã Mường Lèo (giáp xã Mường Lói, Điện Biên), tuyến này đang được nâng cấp, hiện tại mới chỉ rải nhựa được 6km đầu, còn lại là đường cấp phối.

- Đường huyện có 3 tuyến với tổng chiều dài 97 km. Trong đó: Tuyến Sốp Cộp- Mường Và-Mường Lạn-Mốc Quốc gia D6, chiều dài 42 km; Tuyến Sốp Cộp-Nậm Lạnh-Cửa khẩu Lạnh Bánh dài 25 km; Tuyến Dồm Cang-Nậm Lạnh-Mường Và dài 30 km;

- Tuyến đường tuần tra biên giới dài 120 km (chạy dọc theo biên giới với

nước bạn Lào).

Tuy nhiên, các tuyến đường liên xã hiện có đều rất xấu, phần lớn là nền đất, mặt đường hẹp, xe cơ giới loại nhỏ hầu như chỉ hoạt động được trong mùa khơ.

Nhìn chung hệ thống đường giao thơng trong huyện phần lớn có chất lượng kém, đường nhiều đèo dốc, hẹp, nền đường không ổn định, thường xun sạt lở và lầy lội gây khơng ít khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, nhất là mùa mưa lũ. Đây là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.2.3.2. Thuỷ lợi:

- Tổng số kênh, mương (kênh mương cấp III do xã quản lý) trên địa bàn huyện có 174,61km. Trong đó: 62,88 km đã được kiên cố hố, chiếm 36%; 111,73 km tạm thời cần được kiên cố hoá, chiếm 64%

- Số cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn có 194 cơng trình, trong đó: 54 cơng trình đáp ứng u cầu sử dụng; 140 cơng trình cần cải tạo, nâng cấp.

Mạng lưới hệ thống thuỷ lợi trong huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, song toàn huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí về thuỷ lợi. Các cơng trình thuỷ lợi hàng năm hư hỏng nhiều, nguyên nhân là do các cơng trình phần lớn là tạm nên lũ quét dễ phá huỷ, mặt khác nguồn vốn đầu tư cho sửa chữa và kiên cố hố cịn hạn hẹp, dàn trải. Một số đập kiên cố cũng đã xuống cấp, các đập làm tạm bằng tre gỗ, các mương máng bằng đất hàng năm nông dân phải tu sửa hoặc làm lại gây nên sự tốn kém về nhân công và vật liệu rất nhiều.

3.2.3.3. Năng lượng:

Hiện tại 7/8 xã có điện lưới Quốc gia; có 35 trạm biến áp với tổng số 112 km đường dây hạ thế (trong đó 104 km đảm bảo yêu cầu, 8 km cần cải tạo nâng cấp). Ngồi ra cịn có các cơng trình thuỷ điện nhỏ với cơng suất từ 200 – 500W phục vụ say xát và sinh hoạt tại bản. Đây là thế mạnh cần được phát huy khai thác để phục vụ sinh hoạt của đồng bào các dân tộc địa phương.

3.2.4. Thực trạng về văn hoá - xã hội

3.2.4.1. Giáo dục:

- Toàn huyện có 34 đơn vị trường học, trong đó: mầm non 11 trường; tiểu học 12 trường; trung học cơ sở 09 trường; trung học phổ thông 01 trường; trung tâm giáo dục thường xuyên 01 trường, với tổng số 580 lớp học, 13.455 học sinh đang theo học tại các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đạt 99%.

- Tổng số cán bộ, giáo viên trong trong toàn huyện là 740 cán bộ, giáo viên.

3.2.4.2. Y tế:

- Huyện có 01 bệnh viện đa khoa với quy mô 100 giường bệnh; 01 trung tâm y tế dự phòng; 01 phòng khám đa khoa khu vực Púng Bánh với 05 giường bệnh; 8/8 xã đều có trạm y tế với tổng số 40 giường bệnh. Tổng số cán bộ, y bác sỹ và dược sỹ có 165 người.

- Cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với các đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi.

3.2.4.3. Văn hóa - thơng tin, thể thao:

Duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa rộng khắp trong các xã bản trên địa bàn huyện. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình được quan tâm phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sơi nổi, rộng khắp; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát triển. Huyện có 01 đài truyền thanh truyền hình và 01 trạm tiếp sóng tại xã Mường Lạn, tỷ lệ hộ được xem truyền hình Việt Nam đạt 75%; tỷ lệ hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam 75%. Tồn huyện có 109 đội văn nghệ; 32 đội bóng đá; 55 đội bóng chuyền.

3.2.5. Thực trạng về môi trường

Đến hết năm 2014 tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh đạt 85%; có 90% chất thải rắn, rác thải ở trung tâm và 30% chất thải rắn, rác thải ở các xã được thu gom, xử lý.

Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã và đang được đầu tư phát triển, tỷ lệ độ che phủ rừng từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, độ che phủ của thảm thực vật rừng không đồng đều, kết hợp với chiều dài và độ dốc bề mặt lớn nên hàng năm vẫn thường xuyên xayry ra lũ quét phá huỷ các cơng trình thuỷ lợi, giao thơng, hoa màu và tài sản của nhân dân trong vùng.

3.2.6. Tình hình an ninh, quốc phịng, đối ngoại

Cơng tác quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện ln được ổn định và giữ vững. Công tác an ninh khu vực, an ninh biên giới luôn được phối hợp chặt chẽ với cơng tác xây dựng cơ sở chính trị ở cấp ủy, chính quyền địa phương, các xã chủ động làm tốt công tác an ninh biên giới. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc luôn được các cấp quan tâm chỉ đạo sát sao; tình hình truyền và học đạo trái phép vẫn cịn tiềm ẩn và có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Quan hệ hợp tác đối ngoại với 3 huyện giáp ranh nước bạn Lào ln được quan tâm và phát triển góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng khu vực biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 37 - 42)