Các dự án ưu tiên đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 99)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.Các dự án ưu tiên đầu tư

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; trong kỳ quy hoạch cần tập trung các nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các dự án:

(1). Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp đến năm 2020 (đã được

UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 31/10/2014).

- Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: Trồng mới rừng: 1.945 ha; Bảo vệ rừng: 23.000 ha; Khoanh nuôi tái sinh: 4.500 ha.

(2). Dự án bảo vệ và phát triển rừng Rừng đặc dụng Sốp Cộp đến năm 2020 (đã

được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 31/10/2014).

- Mục tiêu chủ yếu: Trồng mới rừng: 350 ha; Bảo vệ rừng: 7.000 ha; Khoanh nuôi tái sinh: 2.000 ha.

(3). Dự án Trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng theo

Thơng tư số 24/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT (theo quyết

định số 2758/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duỵêt kế hoạch trồng rừng thay thế đối với các phương án Trồng rừng thay thế lựa chọn phương án nộp tiền).

- Mục tiêu chủ yếu: Trồng mới từ 800 - 1.000 ha

(4). Dự án Khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng bảo vệ môi trường lưu vực sông

Mã (quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 04/3/2015 của UBND tỉnh Sơn La).

- Mục tiêu: Nhằm bảo vệ, duy trì diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn, chống xói mịn, tăng cường khả năng phịng hộ cho lưu vực sơng Mã.

(5). Dự án Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Mục tiêu: Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ; đồng thời, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích có rừng, tăng thu nhập, xố đói, giảm nghèo...

(6). Dự án bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới Việt - Lào tại các xã

vùng biên huyện Mộc Châu, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp.

(7). Dự án Phát triển Giống cây trồng lâm nghiệp (chuyển hoá 04 rừng giống

với tổng diện tích 60 ha; bình tuyển cơng nhận 35 cây trội Vối Thuốc).

(8). Dự án đầu tư, nâng cấp vườn ươm. 4.5. Khái toán nhu cầu vốn đầu tư

4.5.1. Căn cứ tính tốn vốn đầu tư

- Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 07/2010/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của thủ tướng chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường cơng tác bảo vệ rừng;

- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơng trình lâm sinh.

- Quyết định số 57/QĐ/TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.

- Thông tư liên tịch số 10/2013/BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Thơng tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơng trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

- Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn - Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

- Nghị định số 75/2015/NĐ - CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về ban hành Cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

- Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành quy định mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng thuộc các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La.

4.5.2. Khái toán nhu cầu vốn đầu tư

Dự kiến tổng nhu cầu vốn để thực hiện quy hoạch giai đoạn 2016 – 2030 là: 498.893,7 triệu đồng.

Trong đó:

- Giai đoạn 2016 - 2020: 214.356,1 triệu đồng, chiếm 42,97%. - Giai đoạn 2021 - 2030: 284537,6 triệu đồng, chiếm 57,03%.

Bảng 4.20: Tổng hợp vốn đầu tư phân theo giai đoạn

Hạng mục Đơn giá

(triệu đồng)

Chia ra các giai đoạn

2016 - 2020 2021 - 2030 Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Cộng 214.356,1 284.537,6 1. Bảo vệ rừng 63.150,9 101.588,9 63.150,9 203.177,7 1.1- Rừng Đặc dụng 5.474,3 9.306,3 5.474,3 18.612,6

- Khoán bảo vệ rừng 0,4tr/ha/năm 4.379,4 8.758,9 4.379,4 17.517,8 - Chủ rừng tự bảo vệ 0,1tr/ha/năm 1.094,9 547,4 1.094,9 1.094,9

1.2- Rừng Phòng hộ 31.830,3 50.928,5 31.830,3 101.857,0

- Khoán bảo vệ rừng 0,4tr/ha/năm 25.464,2 50.928,5 25.464,2 101.857,0 - Chủ rừng tự bảo vệ 6.366,1 6.366,1

1.3- Rừng Sản xuất 25.846,3 41.354,1 25.846,3 82.708,2

- Khoán bảo vệ rừng 0,4tr/ha/năm 20.677,0 41.354,1 20.677,0 82.708,2 - Chủ rừng tự bảo vệ 5.169,3 5.169,3

2. Phát triển rừng 98.413,2 80.399,9

2.1- Khoanh ni, trong đó: 6.783,2 10.143,2 8.291,2 20.722,4

- Khoanh nuôi tái sinh 0,2tr/ha/năm 6.183,2 6.183,2 7.391,2 14.782,4 - KNTS có trồng bổ sung 6,6tr/ha 600,0 3.960,0 900,0 5.940,0

2.2- Trồng rừng mới 88.270,0 59.677,5

- Rừng Phòng hộ, đặc dụng 2.100,0 71.500,0 2.000,0 30.000,0

+ Hỗ trợ của Nhà nước 15tr/ha 1.300,0 19.500,0 2.000,0 30.000,0 + Trồng bù rừng (TT chuyển

MĐSR) 65tr/ha 800,0 52.000,0 0,0 0,0

- Rừng sản xuất 7,5tr/ha 1.000,0 7.500,0 1.000,0 7.500,0 - Trồng cây LSNG dưới tán

rừng 7,5tr/ha 900,0 6.750,0 1.500,0 11.250,0 - Trồng lại sau K. thác 7,5tr/ha 0,0 785,0 5.887,5 - Trồng cây phân tán 0,005tr/cây 504,0 2.520,0 1.008,0 5.040,0

3. XD các cơng trình LS 14.354,0 960,0

3.1- Nâng cấp Vườn ươm 500tr/v 1,0 500,0 0,0 0,0 3.2- XD rừng giống 30tr/ha 4,0 1.800,0 0,0 0,0 3.3- Công nhận cây trội 8,4tr/cây 35,0 294,0 0,0 0,0 3.4- Trạm BVR 450tr/trạm 2,0 9.000,0 0,0 0,0 3.5- Chòi canh 50tr/chòi 2,0 100,0 2,0 100,0 3.7- XD đường ranh cản lửa 20tr/km 133,0 2.660,0 43,0 860,0

- Vốn đầu tư phân theo hạng mục:

+ Bảo vệ rừng: 304.766,6 triệu đồng, chiếm 61,09% + Phát triển rừng: 178.813,1 triệu đồng, chiếm 35,84% + Xây dựng cơ sở hạ tầng: 15.314,0 triệu đồng, chiếm 3,07%

4.6. Hiệu quả của dự án quy hoạch

4.6.1. Về môi trường và đa dạng sinh học

Đưa độ che phủ của rừng từ 45% năm 2015 lên 52% năm 2020 và lên khoảng 60% năm 2030; phát huy tích cực chức năng phịng hộ của rừng, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mịn, nâng cao tuổi thọ các cơng trình xây dựng trên địa bàn, như: thủy điện, thủy lợi, đường giao thơng,... điều hịa khí hậu, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu, thời tiết, góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong huyện.

Lưu trữ và bảo tồn khoảng 640 loài thực vật bậc cao, 362 loài động vật phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học; đảm bảo duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học trong vùng, đặc biệt đối với khu rừng đặc dụng Sốp Cộp trên địa bàn huyện; bảo tồn được các lồi cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt 36 loài đang bị đe doạ cần được bảo vệ (trong đó có 27 lồi nằm trong sách đỏ của Việt Nam).

4.6.2. Về xã hội và quốc phòng an ninh

- Về xã hội: Giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn huyện hiện đang còn sống phụ thuộc nhiều vào nghề rừng, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, từng bước hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy; góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo cho nhân dân vùng dự án.

Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp qua đào tạo, tuyên truyền. Nhân tố con người được coi trọng trong phương án quy hoạch sẽ tạo nên hiệu quả lâu dài trong việc phát triển bền vững của địa phương.

- Về quốc phòng an ninh: Củng cố niềm tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước góp phần củng cố giữ vững trật tự xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

4.6.3. Về kinh tế

- Tăng diện tích có rừng, tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện, góp phần phịng chống xói mịn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Qua đó tiết kiệm cho Nhà nước và người dân trong vùng dự án mỗi năm hàng chục tỷ đồng.

- Từng bước tăng thu nhập cho người lao động tham gia nghề rừng, tăng trữ lượng rừng tự nhiên, rừng trồng để đáp ứng và cung cấp nhu cầu gỗ, củi cho người dân địa phương (nhu cầu gỗ hàng năm để xây dựng nhà cửa, chuồng trại; nhu cầu

củi để làm chất đốt phục vụ cuộc sống hàng ngày).

- Hiệu quả kinh tế:

+ Đối với rừng tự nhiên phục hồi và rừng trồng phịng hộ, ước tính trữ lượng tăng hàng năm đạt khoảng 4-8m3/ha/năm. Vì vậy ngồi chức năng phòng hộ còn góp phần cung cấp gỗ và lâm sản ngồi gỗ giúp cho người dân phục vụ nhu cầu gỗ gia dụng hàng năm, tăng thêm thu nhập phụ.

+ Đối với rừng trồng sản xuất, ước tính trữ lượng tăng hàng năm đạt khoảng

5-10m3/ha/năm; với chu kỳ kinh doanh (khoảng 10 năm) thì trữ lượng rừng trồng

đạt bình quân khoảng 90 - 120m3/ha.

Dự kiến khai thác trong kỳ quy hoạch:

+ Khai thác gỗ tròn (rừng tự nhiên): 26.260 m3

+ Khai thác gỗ tròn (rừng trồng sản xuất): 70.650 m3

+ Khai thác gỗ tròn (rừng trồng phòng hộ): 8.500 m3

+ Khai thác củi: 479.700 Ste

Ngồi ra cịn khai thác tận thu, tận dụng các loại lâm sản phụ và lâm sản ngồi gỗ khác. Qua đó, thu nhập của người dân được tăng lên giúp tạo tâm lý ổn định, yên tâm sản xuất, góp phần ổn định an ninh trật tự, xố đói, giảm nghèo bền vững.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Sốp Cộp là huyện miền núi vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, là vùng phịng hộ đầu nguồn của dịng sơng Mã và nhiều dòng suối lớn, nhỏ khác trên địa bàn; có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Đa số người dân trên địa bàn huyện sống phụ thuộc nơng lâm nghiệp là chính. Là một huyện cịn nghèo, nhưng có tiềm năng khá lớn về phát triển lâm nghiệp, do đó việc lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng có ý nghĩa và nó là căn cứ cho việc quản lý, sử dụng đất đai, bố trí và sử dụng quỹ đất lâm nghiệp hợp lý, tránh hiện tượng bỏ hoang hoá đất đai gây lãng phí về tài nguyên, giúp cho chính quyền địa phương khắc phục những hạn chế, phát huy được sức mạnh tổng hợp để góp phần nâng cao mức sống của người dân trong vùng.

Qua thời gian thực hiện, đề tài “Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La” đã đạt được mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra. Phương án quy hoạch phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, các căn cứ pháp lý của Nhà nước; phù hợp với Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Sốp Cộp lần thứ III; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, cụ thể:

- Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sốp Cộp, Đề tài đã phân tích hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng và chưa có rừng; phân tích hiện trạng theo chủ quản lý, chức năng của rừng, tình hình thực hiện các cơ chế chính sách hiện có trên địa bàn để tìm ra ngun nhân đạt được và những hạn chế; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong q trình thực hiện cơng tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 – 2015 của địa phương.

- Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp, từ tầm chiến lược vĩ mô đến cấp tỉnh, cấp huyện. Đề tài đã đề xuất được các nội dung phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo theo yêu cầu hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Thông tư 05/2008/TT-BNNPTNT vừa phù hợp với điều kiện thực tế và dự báo phát triển của huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đề tài đã tiến hành quy hoạch cụ thể từng loại rừng, đối tượng, biện pháp kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.

- Đề tài đã đề xuất tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện và mục đích sử dụng rừng đảm bảo tăng cường sự đa dạng sinh học, có hiệu quả về mơi trường, kinh tế, đảm bảo rừng phát triển bền vững.

- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện một cách bền vững, đã đưa ra được các giải pháp về tổ chức, chính sách, giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

- Đề tài đã cập nhật các chủ trương mới nhất của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành; đã thể hiện được các nội dung đầu tư cơ bản và tính tốn một cách có cơ sở. Kết quả và những đề xuất của Đề tài có thể làm cơ sở để các cơ quan đơn vị chức năng ứng dụng hiệu quả trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất rừng của huyện, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

Trong q trình thực hiện Đề tài có sự giúp đỡ, phối hợp của các ban ngành trong huyện để thảo luận và thống nhất nhiều chỉ tiêu quan trọng trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Nếu thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề tài, sẽ góp phần nâng độ che phủ cũng như chất lượng của rừng đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp lâm sản bền vững, góp phần tích cực vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân địa phương.

Tồn tại

Do thời gian và năng lực có hạn, Đề tài nghiên cứu cịn tồn tại một số vấn đề sau:

- Chưa đi sâu vào điều tra nghiên cứu về tài nguyên động, thực vật rừng; tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài động vật, cây bản địa trên địa bàn huyện. Giá trị định lượng từ dịch vụ môi trường rừng, giá trị kinh tế cũng như thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mang lại chưa được tính tốn đầy đủ, chi tiết, cụ thể.

- Quy hoạch chưa đề cập đầy đủ về kinh doanh rừng toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, nhất là việc xây dựng các mơ hình nơng lâm kết hợp, kinh doanh đặc sản, lâm sản phụ.

- Việc tính tốn nhu cầu vốn đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế cũng chỉ là dự kiến, ước tính trên cơ sở tính tốn các chính sách đang áp dụng hiện hành, chưa tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 99)