Đất đai, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 36 - 37)

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Địa Môi trường và tổ chức lãnh thổ thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thì trong huyện phân bố một số loại đất chính sau:

- Đất vàng xám (Xf): Diện tích 143.980 ha, chiếm 97,71% tổng diện tích tự nhiên... Trong đất vàng xám được chia ra 3 loại đất phụ là:

+ Đất vàng xám điển hình (Xfh): Diện tích 68.549 ha, chiếm 46,52% diện

tích đất xám vàng. Đất này chủ yếu phân bố ở đai cao từ sườn lên đỉnh núi, có độ pH từ 6 - 6,5; tỷ lệ đá lẫn, đá lộ đầu lớn; độ dốc cao phần lớn từ 300 trở lên có tầng mỏng đến trung bình; hàm lượng mùn phần lớn là trung bình đến giầu. Loại đất này thực bì chủ yếu là cây rừng tự nhiên và đất trống đồi núi trọc.

+ Đất xám vàng có thành phần cơ giới nặng (Xfar): Diện tích 58.942 ha, chiếm 40% diện tích đất vàng xám. Đất này chủ yếu phân bố ở đai cao từ sườn đến đỉnh và một phần chân núi, có độ pH từ 4,5-7,5; hàm lượng mùn trung bình; tỷ lệ đá lẫn nhiều; độ dốc cao phần lớn từ 350 trở lên; có tầng mỏng trung bình. Loại đất này thực bì chủ yếu là cây rừng tự nhiên đang tái sinh và một phần đất trống đồi núi trọc.

+ Đất xám tích mùn (Xfu): Diện tích 16.489 ha, chiếm 11,19% đất vàng xám. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng núi thấp và ven theo hai bên suối lớn, có độ pH từ 4,5-5 ; hàm lượng mùn trung bình đến giầu; tỷ lệ đá lẫn ít; độ dốc tập trung từ 20-350; có tầng mỏng trung bình. Loại đất này hiện tại đang là rừng tái sinh tự nhiên và canh tác sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa (P): Diện tích 2.505 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên. Đất này được chia làm 3 loại đất phụ:

+ Đất phù sa chua (Pc): Diện tích 2.077 ha, chiếm 82,91% diện tích đất phù sa. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng chân núi, có độ pH từ 4,5– 6,5 ; hàm lượng mùn trung bình; tỷ lệ đá lẫn ít; độ dốc thấp, tập trung từ 15-250; có tầng mỏng trung bình. Loại đất này hiện tại đang canh tác sản xuất nông nghiệp.

+ Đất phù sa ít chua (Pi): Diện tích 354 ha, chiếm 14,13%. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng chân núi, có độ pH từ 5,5-7,5 ; hàm lượng mùn trung bình đến giầu. Loại đất này hiện tại đang canh tác sản xuất nông nghiệp.

+ Đất phù sa bão hoà (Peh): Diện tích 74 ha, chiếm 2,96% diện tích đất phù sa. Đất này chủ yếu phân bố ở các vùng chân núi, có độ pH trung tính; hàm lượng mùn trung bình. Loại đất này hiện tại đang canh tác sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ và nâu vàng (F): Diện tích 486 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên. Đất này phân bố chủ yếu ở sườn dông.

- Đất mới biến đổi (CM): Diện tích 177 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên. Đất này phân bố rải rác ở sườn dông do quá trình glây mạnh.

- Đất glây (Gl): Diện tích 206 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên. Đất này phân bố rải rác ở dọc ven các con suối lớn, có độ dốc thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)