Dự báo nhu cầu, thị trường về lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 64 - 66)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp

4.1.3.2. Dự báo nhu cầu, thị trường về lâm sản

a. Trong nước

Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng dân số sẽ tác động đến nhu cầu về lâm sản và các dịch vụ lâm nghiệp. Trong tương lai, nhu cầu về lâm sản như: gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu, đồ gỗ gia dụng trong sinh hoạt gia đình, nội thất cơng sở... và các dịch vụ môi trường như: thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sạch, hấp thụ khí thải cacbon, tham quan du lịch, đa dạng sinh học... sẽ ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt do nhận thức của người dân ngày càng cao về việc bảo vệ môi trường nên xu hướng sử dụng gỗ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang tăng dần và là

yêu cầu bắt buộc của nhiều quốc gia. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy phát triển rừng sản xuất trong tương lai, hạn chế việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên có chức năng phịng hộ, đặc dụng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu lâm sản cho cơng nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất không ngừng tăng cao.

Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu lâm sản của Việt Nam qua các năm

Tiêu thụ Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1. Gỗ nội địa và xuất khẩu 1.000 m3 14.004 18.620 22.160

a. Gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng 1.000 m3 8.030 10.266 11.993 b. Gỗ nhỏ sản xuất ván nhân tạo, dăm xuất khẩu 1.000 m3 2.464 2.922 1.682 c. Tiêu thụ gỗ nhỏ cho sản xuất bột giấy 1.000 m3 3.383 5.271 8.263

d. Gỗ trụ mỏ 1.000 m3 120 160 200

2. Giá trị lâm sản xuất khẩu Triệu USD 3.700 4.800 7.800

a. Sản phẩm gỗ Triệu USD 3.400 4.200 7.000

b. Lâm sản ngoài gỗ Triệu USD 300 600 800

3. Tiêu thụ củi Triệu m3 25,7 26,0 26,0

(Nguồn: Viện điều tra quy hoạch lâm nghiệp)

b. Địa phương

- Giai đoạn 2016 - 2020: Song song với việc gia tăng dân số nhanh (tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên 1,7%), cộng với phong tục văn hoá lấy vợ, gả chồng xây dựng

gia đình sớm của người dân địa phương, tất yếu tỷ lệ tách hộ gia đình cũng tăng và dẫn đến hệ quả về nhu cầu gỗ gia dụng để xây dựng nhà cửa cũng tăng theo.

Mặt khác, với tập quán truyền thống của người dân nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung, huyện Sốp Cộp nói riêng là dùng củi làm chất đốt chính trong sinh hoạt gia đình thì dự báo nhu cầu gỗ xây dựng hàng năm và củi sinh hoạt gia đình sẽ tăng theo tốc độ tăng dân số.

- Giai đoạn 2021 - 2030: Dự báo trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên sẽ dần được kiểm sốt (1,5%). Mặt khác cùng với cơng tác vận động, tuyên truyền, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; việc ứng dụng các công nghệ mới như

dùng bếp ga, bếp điện cùng với việc triển khai các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp như xây dựng bể Bioga vừa phục vụ vệ sinh môi trường sinh thái vừa cung cấp khí ga phục vụ nhu cầu chất đốt hàng ngày cho gia đình sẽ phần nào làm giảm áp lực về khai thác củi làm chất đốt phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương.

Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu gỗ sử dụng của nhân dân trong huyện cũng như góp phần vào mục tiêu xuất khẩu gỗ của cả nước thì ngay từ bây giờ vấn đề đặt ra đối với ngành lâm nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện Sốp Cộp nói riêng phải có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lý, hình thành các khu rừng nguyên liệu tập trung gắn với xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng cho nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)