Phân tích và lựa chọn phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 69 - 70)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Nội dung đề xuất Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2016-2020 và định hướng

4.2.2.2. Phân tích và lựa chọn phương án

a. Phương án 1 - Ưu điểm:

+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các đối tượng quản lý sử dụng cơ bản ổn định, ít thay đổi, tạo được sự tin tưởng, yên tâm của các chủ rừng trong việc quản lý bảo vệ cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh.

+ Nguồn lực đầu tư được xem xét cân đối một cách kỹ lưỡng, đảm bảo đủ kinh phí đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho cả chu kỳ kinh doanh rừng dẫn đến hiệu quả đầu tư cao và khả năng thực hiện các mục tiêu đề ra có tính khả thi cao.

- Hạn chế: Mục tiêu tăng nhanh độ che phủ của rừng không đạt được. b. Phương án 2

- Ưu điểm:

Đưa độ che phủ của rừng tăng nhanh. Kích thích các chủ rừng đầu tư sản xuất kinh doanh rừng, tạo được vùng nguyên liệu tập trung sản xuất hàng hoá.

- Hạn chế:

+ Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện sẽ phải điều chỉnh, đặc biệt là quy hoạch giữa rừng phịng hộ và rừng sản xuất, có thể gây tâm lý khơng n tâm cho các chủ rừng trong việc đầu tư, phát triển sản xuất.

+ Nguồn lực đầu tư cần huy động lớn, khó khả thi.

c. Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phù hợp

Sốp Cộp là một huyện biên giới nghèo mới được thành lập năm 2003 trên cơ sở tách một số xã vùng biên giới của huyện Sông Mã, điều kiện kinh tế - xã hội còn

hết sức khó khăn. Các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, cuộc sống của người dân cịn rất nhiều vất vả, do đó việc huy động nguồn lực đầu tư lớn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng nhanh độ che phủ của rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung theo Phương án 2 là khó khả thi.

Mặt khác, theo đề án "Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp" đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt tại quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 và Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ- BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện "Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp" thì Sơn La là tỉnh nằm trong vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp với mục tiêu chủ yếu là: xây dựng, củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nằm trong lưu vực của các thuỷ điện bậc thang để tăng hiệu quả phòng hộ, tạo điều kiện cho các địa phương hưởng lợi nhiều hơn từ các dịch vụ mơi trường rừng. Ngồi ra, do điều kiện tự nhiên địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, hệ thống giao thơng thường xun hư hỏng, xuống cấp; vị trí của huyện cách xa các trung tâm đô thị lớn, các cơ sở chế biến lâm nghiệp lớn nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất kinh doanh rừng là rất thấp.

Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Sốp Cộp lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã đặt mục tiêu đưa độ che phủ rừng của huyện đến năm 2020 lên 52,5% (phù

hợp với đề xuất của Phương án 1).

Qua phân tích những ưu, nhược điểm của từng phương án và luận chứng đối với các phương án trên thì việc lựa chọn Phương án 1 là lựa chọn tối ưu, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và định hướng của cấp uỷ, chính quyền địa phương cũng như khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 69 - 70)