Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch:
4.3.8. Giải pháp về vốn
- Tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các Chương trình Dự án như: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP của Chính phủ; Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 30/9/2011 của Chính phủ; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ - CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ... Song song các nguồn lực hiện có, hàng năm Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện cần cân đối giành một phần ngân sách nhất định để hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng cơ chế lồng ghép các nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển rừng với các chương trình ổn định sản xuất và đời sống nhân dân ở các bản có điều kiện đặc biệt khó khăn, chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững để
thực hiện có hiệu quả tổng hợp các chương trình phát triển nơng lâm nghiệp. Có cơ chế chính sách thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích các Doanh nghiệp thuỷ điện đầu tư trở lại cho bảo vệ và phát triển rừng.
- Cơ chế huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn được huy động cho đầu tư cho bảo và phát triển rừng, được dự kiến như sau:
+ Lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường, bảo đảm an ninh, quốc phịng, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển cho các dự án trồng rừng phòng hộ; hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; chính sách phát triển rừng đặc dụng; chương trình giống cây lâm nghiệp và dự án phòng cháy chữa cháy rừng,…Vốn sự nghiệp kinh tế của Nhà nước bảo đảm cho việc khốn bảo vệ rừng, khoanh ni tái sinh, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác theo quy định hiện hành.
+ Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước; vận động sự hỗ trợ vốn cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (vốn ODA) từ các tổ chức quốc tế.
+ Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên rừng…