Hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 45 - 55)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp

4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

a. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp

Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Sốp Cộp là 122.362,6 ha, chiếm 82,63% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó: diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 66.985,3 ha, chiếm 54,74% tổng diện tích đất lâm nghiệp và bằng 45,23% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp khơng có rừng là 55.377,3 ha, chiếm 45,26% tổng diện tích đất lâm nghiệp và bằng 37,39% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

a.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng:

Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

ĐVT: Ha Loại đất, loại rừng Tổng Diện tích Đất lâm nghiệp Các loại đất khác R. đặc dụng Rừng phịng hộ Rừng sản xuất Diện tích tự nhiên 148.088,0 7.723,1 57.167,6 57.471,9 25.725,4 A. Đất lâm nghiệp 122.362,6 7.723,1 57.167,6 57.471,9 1. Rừng tự nhiên 63.362,5 5.474,3 32.017,6 25.870,6 a) Rừng gỗ lá rộng 62.149,6 5.454,3 31.434,6 25.260,7 - Rừng giầu 317,9 0,0 317,9 0,0 - Rừng trung bình 2.013,8 161,6 1.852,2 0,0 - Rừng nghèo 1.103,7 212,9 828,3 62,5 - Rừng phục hồi 58.714,2 5.079,8 28.436,2 25.198,2 b) Rừng hỗn giao 1.212,9 20,0 583,0 609,9 - Gỗ - tre, nứa 1.212,9 20,0 583,0 609,9 - Lá rộng - lá kim 0,0 0,0 0,0 0,0 c) Rừng tre nứa 0,0 0,0 0,0 0,0 2. Rừng trồng 3.622,8 158,8 2.799,1 664,9 - Có trữ lượng 564,0 0,0 462,7 101,3 - Chưa có trữ lượng 3.058,8 158,8 2.336,4 563,6 3. Đất chưa có rừng 55.377,3 2.090,0 22.350,9 30.936,4 - Ia 40.302,9 537,7 16.536,2 23.229,0 - Ib 1.562,0 399,9 809,6 352,5 - Ic 13.512,4 1.152,4 5.005,1 7.354,9 B. Các loại đất khác 25.725,4 25.725,4

(Nguồn: Ban Quản lý Bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp)

Trong tổng diện tích 122.362,6 ha thì diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng như sau:

+ Diện tích đất rừng đặc dụng 7.723,1 ha, chiếm 6,31% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng 5.633,1 ha (gồm rừng tự nhiên 5.474,3 ha;

+ Diện tích đất rừng phịng hộ 57.167,6 ha, chiếm 46,72% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng 34.816,7 ha (gồm rừng tự nhiên 32.017,6 ha

và rừng trồng 2.799,1 ha); diện tích chưa có rừng 22.350,9 ha.

+ Diện tích đất rừng sản xuất 57.417,9 ha, chiếm 46,97% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng 26.535,5 ha (gồm rừng tự nhiên 25.870,6 ha

và rừng trồng 664,9 ha); diện tích chưa có rừng 34,936,4 ha.

- Diện tích rừng tự nhiên là 63.362,5 ha chiếm 94,6% tổng số 66.985,3 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó: Rừng giầu 317,9 ha chiếm 0,5%; Rừng trung bình 2.013,8 ha chiếm 3,18%; Rừng nghèo 1.103,7 ha chiếm 1,74%; Rừng phục hồi 58.714 ha chiếm 92,66%; Rừng hỗn giao (gỗ - tre, nứa) 1.212,9 ha chiếm 1,91%.

- Diện tích rừng trồng 3.622,8 ha chiếm 5,4% tổng số 66.985,3 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó: Diện tích có trữ lượng 564 ha chiếm 15,57%; Diện tích chưa có trữ lượng 3.058,8 ha chiếm 84,43%.

Như vậy, tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên giàu và trung bình rất ít, chiếm khoảng 3,68%; còn lại chủ yếu là rừng phục hồi, chiếm 92,66%. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích rừng trồng có trữ lượng trên địa bàn huyện cũng thấp, chỉ chiếm khoảng 15,57%; cịn lại là diện tích rừng trồng chưa có trữ lượng. Qua đó, có thể thấy chất lượng rừng của Sốp Cộp là khơng cao.

a.2. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý

Triển khai thực hiện chủ trương giao đất - giao rừng của Đảng và Nhà nước theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và Quyết định số 3011/QĐ-UBND ngày 12/12/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành tạm thời chính sách và giải pháp giao đất lâm nghiệp và giao rừng trên địa bàn tỉnh, cùng với các địa phương trong toàn tỉnh; từ năm 2000 đến năm 2004, huyện Sốp Cộp đã tiến hành giao rừng và đất lâm nghiệp cho các đối tượng quản lý, sử dụng. Kết quả giao đất, giao rừng được thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý ĐVT: Ha Loại đất, loại rừng Tổng Diện tích Thành phần kinh tế BQL rừng ĐD DN, Tổ chức Cộng đồng Hộ gia đình Tập thể LLVT UBND Diện tích tự nhiên 148.088,0 A. Đất lâm nghiệp 122.362,6 7.723,1 8.722,3 60.825,4 25.196,3 2.091,0 16.414,7 1.389,8 1. Rừng tự nhiên 63.362,5 5.474,3 3.818,2 30.851,7 13.554,7 632,9 8.526,1 504,6 a) Rừng gỗ lá rộng 62.149,6 5.454,3 3.818,2 30.192,4 13.021,1 632,9 8.526,1 504,6 - Rừng giầu 317,9 0,0 0,0 129,2 0,0 0,0 188,7 0,0 - Rừng trung bình 2.013,8 161,6 487,9 207,0 83,4 0,0 706,7 367,2 - Rừng nghèo 1.103,7 212,9 0,0 652,7 220,9 0,0 17,2 0,0 - Rừng phục hồi 58.714,2 5.079,8 3.330,3 29.203,5 12.716,8 632,9 7.613,5 137,4 b) Rừng hỗn giao 1.212,9 20,0 0,0 659,3 533,6 0,0 0,0 0,0 - Gỗ - tre, nứa 1.212,9 20,0 0,0 659,3 533,6 0,0 0,0 0,0 - Lá rộng - lá kim 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 c) Rừng tre, nứa 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2. Rừng trồng 3.622,8 158,8 0,0 1.050,8 2.413,2 0,0 0,0 0,0 - Có trữ lượng 564,0 0,0 0,0 293,5 270,5 0,0 0,0 0,0 - Chưa có trữ lượng 3.058,8 158,8 0,0 757,3 2.142,7 0,0 0,0 0,0 3. Đất chưa có rừng 55.377,3 2.090,0 4.904,1 28.922,9 9.228,4 1.458,1 7.888,6 885,2 - Ia 40.302,9 537,7 4.062,5 22.197,1 6.730,7 1.230,8 4.866,4 677,7 - Ib 1.562,0 399,9 20,6 521,0 387,0 0,0 233,5 0,0 - Ic 13.512,4 1.152,4 821,0 6.204,8 2.110,7 227,3 2.788,7 207,5 B. Các loại đất khác 25.725,4

(Nguồn: Ban Quản lý Bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp) Số liệu tại bảng 4.2 cho thấy: Cơ bản diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho các đối tượng quản lý, sử dụng. Tổng diện tích đã giao 120.972,6 ha/122.362,6 ha chiếm 98,86%. Còn 1.389,8 ha do UBND các xã Mường Và, Sam Kha quản lý chiếm 1,14%.

Cụ thể, so với tổng diện tích đất lâm nghiệp thì các chủ quản lý chiếm tỷ lệ như sau: Cộng đồng 60.825,4 ha chiếm 49,71%; hộ gia đình 25.196,3 chiếm 20,59%; Lực lượng vũ trang 16.414,7 ha chiếm 13,41%; Doanh nghiệp, tổ chức

8.722,3 ha chiếm 7,13%; Ban quản lý rừng đặc dụng Sốp Cộp 7.732,1 ha chiếm 6,31%; Tập thể 2.091 ha chiếm 1,71%; UBND các xã Mường Và, Sam Kha quản lý 1.389,8 ha chiếm 1,14%.

Từ khi giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế, đối tượng quản lý sử dụng, diện tích các loại rừng cơ bản được bảo vệ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của một huyện biên giới mới thành lập, vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, thiếu lương thực khi giáp hạt, nên vẫn có hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng, phát rừng làm nương rẫy và sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy (sử dụng chưa đúng

mục đích quy hoạch).

b. Trữ lượng rừng

Trữ lượng rừng trong huyện chủ yếu là trữ lượng rừng tự nhiên thuộc hai đối tượng là rừng gỗ lá rộng và rừng hỗn giao tre - gỗ.

Bảng 4.3: Trữ lượng rừng phân theo Loại rừng

ĐVT: gỗ( m3); tre nứa (1.000cây)

Loại rừng Cộng Trong đó Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất - Gỗ 3.407.584 330.024 1.835.115 1.242.444

- Tre nứa các loại 1.171 20 574 577

1. Rừng tự nhiên - - - - a) Rừng gỗ là rộng 3.296.696 329.224 1.760.082 1.207.389 - Rừng giầu 73.415 - 73.415 - - Rừng trung bình 251.585 19.392 232.193 - - Rừng nghèo 77.284 17.032 57.127 3.125 - Rừng non phục hồi 2.894.413 292.800 1.397.348 1.204.264 b) Rừng hỗn giao - - - - - Gỗ 49.233 800 24.141 24.293 - Tre nứa 1.171 20 574 577 2. Rừng trồng (gỗ) 61.655 - 50.893 10.762

Bảng 4.4: Trữ lượng rừng phân theo chủ quản lý

ĐVT: gỗ( m3); tre nứa (1.000cây)

Loại rừng Tổng cộng Thành phần kinh tế BQL rừng Đặc dụng DN, Tổ chức Cộng đồng Hộ gia đình Tập thể LLVT UBND Tổng cộng - Gỗ 3.407.584 330.024 231.379 1.536.517 715.209 29.727 516.317 48.411 - Tre nứa các loại 1.171 20 - 635 516 - - -

1. Rừng tự nhiên - - - - - - - - a) Rừng gỗ lá rộng 3.296.696 329.224 231.379 1.477.604 664.035 29.727 516.317 48.411 - Rừng giầu 73.415 - - 29.070 - - 44.345 - - Rừng trung bình 251.585 19.392 63.427 23.825 10.842 - 91.871 42.228 - Rừng nghèo 77.284 17.032 - 43.029 16.363 - 860 - - Rừng phục hồi 2.894.413 292.800 167.952 1.381.681 636.830 29.727 379.241 6.183 b) Rừng hỗn giao - - - - - - - - - Gỗ 49.233 800 - 26.574 21.859 - - - - Tre nứa 1.171 20 - 635 516 - - - 2. Rừng trồng (gỗ) 61.655 - - 32.340 29.315 - - -

(Nguồn: Ban Quản lý Bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp) Số liệu tại bảng 4.3; 4.4 cho thấy:

- Rừng gỗ tự nhiên:

+ Rừng gỗ giàu: Trữ lượng gỗ rừng giàu đạt khoảng 73.415 m3, chiếm

2,19% tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân từ 220-240 m3/ha. Tổ

thành loài cây tập trung ở một số họ như: họ sim; họ bằng lăng; họ xoan; họ bồ đề; họ trinh nữ; họ đậu; họ trơm; họ thầu dầu… Rừng ít dây leo bụi rậm nên nhìn chung những lồi cây này có thân hình thon đều, tỷ lệ gỗ lợi dụng cao. Tổ thành lồi cây có giá trị kinh tế cao như: Pơ mu; Chò chỉ; Nghiến; Dổi; Đinh hương; Đinh thối;

Xoan đào…Phân bố rải rác ở những vùng núi cao, độ dốc lớn trên 450, trên núi đá

+ Rừng gỗ trung bình: Trữ lượng rừng gỗ rừng trung bình đạt khoảng

251.585 m3, chiếm 7,52% tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân từ

110-130 m3/ha. Hầu hết là những khu rừng phân bố trên núi cao, có tỷ lệ đá lẫn lớn,

độ dốc lớn tập trung từ 40 – 450 và trên 450. Những lồi cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao hầu hết phân bố ở khu vực này, nhưng điều kiện kinh doanh lợi dụng rất hạn chế. + Rừng gỗ nghèo: Trữ lượng gỗ rừng nghèo đạt khoảng 77.284 m3, chiếm 2,31% tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân đạt khoảng 70 m3/ha. Hầu hết là những khu rừng phân bố trên độ dốc lớn, trên núi đá hoặc núi đất nhưng có tỷ lệ đá lẫn cao. Đây phần lớn là những khu rừng trước đây đã khai thác cạn kiệt, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên cịn sót lại một số cây to cao, đường kính khoảng từ 30 – 40 cm nhưng phẩm chất xấu, cây phân cành sớm, nhiều bạnh vè, hình số thấp, nhiều dây leo bụi rậm, có nơi cịn bị mạy lay xâm lấn. Tổ thành tập trung ở các nhóm từ 5 – 7. Nhìn chung độ tàn che ở trạng thái này chiếm từ 0,3 – 0,4. Do quá trình trước đây khai thác bừa bãi nên để lại hậu quả là rừng nhiều tầng tán và các tầng tán không rõ ràng.

+ Rừng non phục hồi: Trữ lượng gỗ đạt khoảng 2.894.413 m3, chiếm

86,51% tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân đạt khoảng 50 m3/ha.

Đây là những kiểu rừng tái sinh sau nương rẫy và sau khai thác kiệt, đại bộ phận

phân bố nhiều ở những nơi có tỷ lệ đá lẫn thấp, độ dốc trung bình từ 30 – 400, đặc

biệt có những lơ phân bố ở những nơi có độ dốc cao, tỷ lệ đá lẫn cao.

- Rừng hỗn giao: Rừng hỗn giao phần lớn là hỗn giao tre - gỗ hoặc gỗ - tre.

Trữ lượng gỗ đạt khoảng 49.233 m3, chiếm 1,47% tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên;

trữ lượng tre 1,171 triệu cây. Đối với gỗ bao gồm các cây thuộc họ sim; họ bằng lăng; họ xoan; họ trinh nữ; họ trôm; họ thầu dầu…. đường kính (D1,3) tập trung bình quân từ 25-35 cm; đối với tre, hầu hết là các loại tre Lộc ngộc (tre gai) thuộc họ phụ Tre-nứa (Bambusoideae), đường kính bình qn 8 – 10 cm, mật độ bình quân 1.000 – 1.500 cây/ha, khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Ngồi những diện tích rừng tập trung, trong khu vực cịn có nứa, giang phân bố rải rác xen lẫn trong các khu rừng giầu, rừng trung bình; tuy nhiên trữ lượng thấp khơng đáng kể.

- Rừng gỗ trồng: Tổng diện tích rừng trồng hiện có trên địa bàn 3.622,8 ha trong đó diện tích có trữ lượng 564 ha, diện tích chưa có trữ lượng 3.058,8 ha. Tổng trữ lượng rừng trồng ước đạt 61.655 m3, bình quân đạt 90 - 110 m3/ha và tập trung ở các xã: Mường Và, Púng Bánh, Mường Lạn.

Theo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Sơn La đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại quyết định 2955/QĐ-UBND ngày 17/12/2007, thì trước năm 2007 tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện mới chỉ có 20,6 ha (do huyện Sốp

Cộp mới được thành lập năm 2003 trên cơ sở tách một số xã biên giới từ huyện Sông Mã, trong khi diện tích rừng trồng của dự án 661, dự án EU những năm qua chủ yếu tập trung ở các xã vùng thấp, thuận lợi đường giao thông). Từ những năm

2008 trở lại đây, Sốp cộp mới được tiếp tục đầu tư trồng rừng, do đó diện tích rừng có trữ lượng chiếm tỷ lệ thấp, cịn lại chủ yếu là rừng trồng chưa có trữ lượng.

Nhìn chung, trữ lượng rừng của huyện Sốp Cộp không lớn, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là chủ yếu, trữ lượng rừng trồng thấp. Trong khi các đối tượng rừng tự nhiên có trữ lượng có thể khai thác được hầu hết nằm trong rừng phịng hộ, đặc dụng, sản xuất nơi có dốc cao, khơng thuận tiện đường giao thông. Một số diện tích thuộc đối tượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu, con người ít tác động nên tổ thành lồi rất phong phú, cịn nhiều lồi gỗ lớn có giá trị kinh tế và những lồi q hiếm, loại rừng này cịn phân bố nhiều ở các xã: Dồm Cang, Mường Và, Mường Lạn. Đối tượng rừng có trữ lượng có thể khai thác trong rừng sản xuất là rất ít (trữ lượng rừng sản xuất chủ yếu là rừng non

phục hồi và rừng nghèo).

c. Tình hình tái sinh phục hồi rừng

Theo kết quả điều tra đánh giá thì khả năng tái sinh phục hồi thành rừng trên địa bàn tồn huyện diễn ra khơng đồng đều trên tất cả các trạng thái và trên từng địa bàn.

- Đối với trạng thái Ic quá trình tái sinh diễn ra tương đối thuận lợi, mật độ cây tái sinh biến động khoảng 1.200 – 1.600 cây/ha, tổ thành lồi cây có giá

trị kinh tế cao chiếm ưu thế, nhưng mật độ tái sinh không đồng đều. Đối tượng này thường phân bố ở những nơi có độ dốc lớn (trên 350), tỷ lệ đá lẫn cao.

- Đối với trạng thái Ib, có tỷ lệ đá lẫn nhỏ và tầng đất mặt cịn độ phì từ trung bình trở lên thì tái sinh diễn ra với tốc độ tương đối nhanh, mật độ cây tái sinh mục đích biến động bình qn từ 400 - 700 cây/ha, tổ thành lồi cây tái sinh chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng như: Vối thuốc; Sau sau; Kháo; Thẩu tấu..., đặc biệt mạnh hơn tất cả là những cây thuộc họ Sồi giẻ (Fagaceae); họ Đậu (Fabaceae). Những diện tích trên nếu khơng có tác động tiêu cực như lửa rừng, phá hoại của con người và gia súc thì chỉ sau 4-6 năm sẽ chuyển lên trạng thái Ic và khoảng 8-10 năm sẽ phục hồi thành rừng non. Tuy nhiên những cây tái sinh tự nhiên này phần lớn là giá trị kinh tế không cao, tập trung ở các nhóm gỗ 5-7.

- Đối với trạng thái Ia hoặc những diện tích nương rẫy sau q trình canh tác đã nhiều năm, năng suất cây trồng giảm sút, đất đai đã chai cứng, nghèo kiệt chất dinh dưỡng; những diện tích này phần lớn có độ dốc lớn, thường phân bố nhiều trên đỉnh dông. Với trạng thái này cây tái sinh diễn ra với tốc độ chậm, khơng đều; khả năng tái sinh có thể ở những diện tích gần các khu rừng (có nguồn gieo giống) và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 45 - 55)