Dự báo về dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 63 - 64)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp

4.1.3.1. Dự báo về dân số và lao động

a. Về dân số

Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sốp Cộp và Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Sốp Cộp, với mục tiêu phấn đấu hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2015-2020 bình quân hàng năm là 1,7%; đến năm 2030 là 1,5% thì dự báo quy mơ dân số đến năm 2020 là 48.794 người và đến năm 2030 đạt khoảng 56.627 người.

Bảng 4.6: Dự báo quy mô dân số huyện Sốp Cộp

Năm Tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên (%) Dân số (người) Ghi chú

2014 44.100 Nguồn: Niên giám thống kê

tỉnh Sơn La năm 2014 2015 1,7 44.850 2016 45.612 2017 46.388 2018 47.176 2019 47.978 2020 48.794 2021 1,5 49.526 2022 50.269 2023 51.023 2024 51.788 2025 52.565 2026 53.353 2027 54.154 2028 54.966 2029 55.790 2030 56.627

Sự gia tăng dân số sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường như: tạo ra nguồn rác thải lớn, gây ơ nhiễm mơi trường, khơng khí, mơi trường nước; nhu cầu lâm sản (gỗ gia dụng, củi làm chất đốt...) sẽ tăng cao có thể sẽ kéo theo nạn phá rừng làm ô nhiễm môi sinh, mất cân bằng sinh thái, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu bất thường, lũ ống, lũ quét, lở đất, phát sinh bệnh dịch,…

Để hạn chế sự gia tăng dân số và ảnh hưởng của nó đến mơi trường đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của môi trường đến đời sống con người cần có nhiều biện pháp cùng triển khai như: thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hạn chế tăng dân số tự nhiên, bố trí, sắp xếp dân cư sống ở các vùng tập trung an toàn, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ mơi trường vì cộng đồng.

b. Về lao động

Với đặc thù là huyện miền núi, vùng biên giới, phần lớn lao động là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí và kỹ năng làm việc còn thấp, số lao động đã được qua đào tạo, chuyển giao kỹ thuật hiện nay mới chiếm trên 5% tổng số lao động của huyện, đây là lực cản rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng nói riêng, ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội.

Theo mục tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Sốp Cộp, đến năm 2020 phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 30%, tương đương khoảng 6.734 người. Qua đó sẽ cải thiện chất lượng lao động trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 63 - 64)