Giải pháp về khoa học và công nghệ và khuyến lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 96 - 97)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5.Giải pháp về khoa học và công nghệ và khuyến lâm

4.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch:

4.3.5.Giải pháp về khoa học và công nghệ và khuyến lâm

- Tập trung nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc và bổ sung tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện hệ sinh thái từng vùng, từng loại rừng, từng lập địa, ưu tiên phát triển các lồi cây đa mục đích; xây dựng hệ sinh thái rừng nhiều tầng kết hợp cây phịng hộ, cây kinh tế, cây cơng nghiệp, cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tin học vào công tác quản lý, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng.

- Rà soát, tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo, nuôi dưỡng và làm giàu rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng, chống cháy rừng, khai thác sử dụng rừng....

- Thực hiện Dự án giống cây lâm nghiệp giai đến năm 2020, trước hết đáp ứng nhu cầu giống chất lượng cao cho trồng rừng của các chương trình và phục vụ nhu cầu giống cho cơng tác quy hoạch bảo vệ phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016- 2020. Xây dựng và thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Tập trung nghiên cứu các giải pháp như nông lâm kết hợp, gây trồng lâm sản ngồi gỗ và chăn ni đại gia súc... để nâng cao nguồn thu nhập cho người làm nghề rừng, đặc biệt là các hộ nghèo.

- Xây dựng các mơ hình về quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm. Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng những yêu cầu cho các thị trường xuất khẩu chính.

- Tăng cường áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại trong chế biến lâm sản, coi đầu tư nước ngoài như là một kênh chuyển giao cơng nghệ mới. Khuyến khích áp dụng cơng nghệ tiên tiến, tiết kiệm ngun liệu, sử dụng gỗ và vật liệu phế thải nông nghiệp trong chế biến lâm sản. Khuyến khích nghiên cứu, sử dụng các vật liệu mới thay thế gỗ, củi nhằm giảm sức ép vào rừng.

- Các xã nhiều rừng, có cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc bán chuyên trách, ưu tiên sử dụng cán bộ khuyến lâm là dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng

xa. Nhanh chóng xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện xã và thôn bản, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống khuyến nơng của Nhà nước khó tiếp cận. Nhà nước có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức khuyến lâm tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 96 - 97)