Các cơ chế, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 67)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp

4.1.3.3. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước

Với đặc thù của các tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, mặt khác người dân sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, sống phụ thuộc chủ yếu vào nghề rừng. Để giúp đỡ, hỗ trợ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của những khu vực này, thì Đảng và Nhà nước ln có những cơ chế chính sách đặc thù.

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Tỉnh Sơn La đang trình Bộ Nơng nghiệp & PTNT thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt Phương án Sắp xếp, đổi mới các Nông - Lâm trường - Công ty TNHH nơng, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó Cơng ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Sốp Cộp sẽ chuyển đổi thành Ban quản lý rừng Phòng hộ.

Triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong thời gian tới huyện Sốp Cộp sẽ thành lập mới Chi nhánh Quỹ Bảo vệ phát triển rừng trực thuộc Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Sơn La, có nhiệm vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho lưu vực lịng hồ Sơng Mã (cho các thuỷ điện xây dựng trên địa bàn huyện).

Triển khai thực hiện quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. Cùng với các huyện trong tỉnh, Sốp Cộp đã xây dựng và trình UBND tỉnh Sơn La phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp đến năm 2020 tại quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 với tổng kinh phí đầu tư 28,234 tỷ đồng; dự án Bảo vệ và phát triển rừng Rừng đặc dụng Sốp Cộp đến năm 2020 tại quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 31/10/2014.

Ngày 09 tháng 9 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ- CP về Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, trong đó đã nâng mức hỗ trợ cho các hạng mục lâm sinh (nâng mức khoán bảo vệ rừng từ 200.000

đồng/ha lên 400.000 đồng/ha;khoán khoanh ni tái sinh có trồng bổ sung lên 6,6 triệu đồng/ha; hỗ trợ trồng rừng sản xuất và lâm sản ngoài gỗ từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/ha; hỗ trợ lương thực cho trồng rừng thay thế nương rẫy...)

Tóm lại: Trong kỳ quy hoạch (giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm

2030) thì các yếu tố trên vừa có ảnh hưởng tích cực lại vừa có ảnh hưởng tiêu cực

đến cơng tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Sốp Cộp. Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội ổn định đến năm 2020, định hướng đến 2030 của một huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn như huyện Sốp Cộp thì ngồi việc giải quyết các vấn đề trước mắt, cấp bách giúp nhân dân các dân tộc thiểu số ở huyện yên tâm làm ăn, gắn bó với nơi cư trú thì cơng tác quy hoạch các ngành, lĩnh vực cần được quan tâm đúng mức, hài hoà để hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 67)