Tình hình các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 55 - 63)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp

4.1.2.2. Tình hình các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

Những năm gần đây công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và xây dựng vốn rừng rất được quan tâm. Kết quả từ năm 2007 đến nay diện tích đất có rừng của tồn huyện tăng từ 58.197,6 ha lên 66.985,3 ha góp phần nâng độ che phủ

của rừng đến năm 2015 đạt 45,2%; qua đó đã góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, chống xói mịn; hạn chế thiệt hại do thiên tai, lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn sinh thuỷ và đầu mối các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm góp phần xố đói giảm nghèo, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Công tác quản lý rừng và đất rừng đã được chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý lâm nghiệp kế hoạch Nhà nước tập trung sang quản lý lâm nghiệp xã hội với sự tham gia ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế; rừng và đất rừng đã được giao, khoán, cho các chủ thể quản lý, kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

a. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

a.1. Hiện tra ̣ng về tổ chức quản lý

Hệ thống tổ chức quản lý ngành Lâm nghiệp từ tỉnh đến các huyện, thành phố và cấp xã đã được kiện toàn.

+ Ở cấp hu ̣n: Phịng Nơng nghiê ̣p và Phát triển nông thôn là cơ quan tham

mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phát triển

lâm nghiệp. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sốp Cộp hiện nay có: Hạt kiểm lâm; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Sốp Cộp; Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng và Ban quản lý rừng Đặc dụng Sốp Cộp. Các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao trực tiếp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong công tác bảo vệ và phát triển rừng và giúp Ủy ban nhân dân huyện làm đầu mối chuyển giao các chương trình dự án, các hoạt động về bảo vệ và phát triển lâm nghiệp đến các hộ gia đình tại các xã, bản trên địa bàn huyện. Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn huyện có nhiệm vụ tổng hợp và xây dựng kế hoạch sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng hàng năm đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó.

Để triển khai cơng tác bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ- TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, cùng với các huyện trong toàn tỉnh, huyện Sốp

Cộp đã thành lập Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 nhằm trực tiếp giúp chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện trong công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn huyện đến năm 2020.

+ Ở cấp xã có cán bô ̣ chuyên trách phu ̣ trách lâm nghiê ̣p, giúp UBND xã quản lý lâm nghiê ̣p; các xã có kiểm lâm viên đi ̣a bàn, phối hợp với cán bô ̣ xã tuyên truyền Luâ ̣t Bảo vê ̣ và Phát triển rừng, đồng thời ngăn chă ̣n và xử lý những tác đô ̣ng tiêu cực đến rừng và đất rừng trong pha ̣m vi cho phép.

Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiê ̣p cấp huyê ̣n những năm gần đây đã phát huy hiệu quả, công tác theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của các xã được thường xuyên liên tục, việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ hoạt động lâm nghiệp có hiệu quả. Cơng tác trồng rừng, khoanh ni bảo vệ rừng có thiết kế và lập dự tốn chi tiết, có hợp đồng giao khốn đến chủ rừng, đồng thời nghiệm thu thành quả và thanh toán theo khối lượng thực hiện. Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng thường xuyên phối hợp với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Sốp Cộp) cử cán bộ có chun mơn kết hợp với xã, bản bố trí đất trồng rừng, khoanh ni bảo vệ rừng đồng thời hướng dẫn biện pháp kỹ thuật cho bà con trồng và chăm sóc rừng trồng trong mùa thời vụ.

a.2. Hiện trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh:

So với các huyện khác trong tỉnh, mạng lưới các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiê ̣p trên địa bàn huyện chưa phát triển. Hiện nay, việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; khai thác, tiêu thụ sản phẩm từ lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện bởi Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Sốp Cộp (Lâm trường đặc sản Sông Mã cũ). Bằng nguồn kinh phí ngân sách (của Dự án 661 đầu tư) đã xây dựng 01 vườn sản xuất cây lâm nghiệp tại bản Nà Khá xã Dồm Cang với diện tích tồn vườn 1,7 ha. Vườn ươm có các hệ thống tưới, dàn che, hàng rào, đường trong và ngoài vườn ươm...đạt tiêu chuẩn vườn ươm cố định có khả năng hoạt động lâu dài. Bình qn mỗi năm sản xuất khoảng 120 vạn cây giống chủ yếu cung cấp cho các Dự án trồng rừng trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, toàn huyê ̣n có 05 cơ sở tư nhân kinh doanh và chế biến lâm sản đang đóng trên đi ̣a bàn xã Sốp Cô ̣p, trong đó có 01 cơ sở có trang bi ̣ cưa vòng, các cơ sở chế biến chủ yếu là đóng đồ gia du ̣ng, nhưng cũng chỉ đủ cung cấp phần nào tại chỗ trong vùng. Nguồn nguyên liê ̣u chủ yếu là thu mua trong dân và mô ̣t phần khai thác tâ ̣n du ̣ng. Số lao đô ̣ng trong các cơ sở chế biến hầu hết là người các tỉnh

miền xuôi lên làm ăn sinh sống tại xã Sốp Cộp. Phần lớn những lao động này đã có

tay nghề kinh qua nhiều năm sản xuất các loại đồ mộc gia dụng.

b. Kết quả hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh rừng giai đoạn 2010-2015

Sau khi dự án 661 (dự án 5 triệu ha rừng) kết thúc, chuyển sang thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, thì việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, trong khi việc huy động các nguồn lực để xã hội hố nghề rừng cịn hạn chế.

b.1. Khoanh nuôi tái sinh rừng

Giai đoạn 2006 - 2010, bình qn hàng năm diện tích rừng được cân đối vốn để đưa vào khoanh nuôi tái sinh 5.500 ha/năm. Giai đoạn 2010 - 2015, bình quân hàng năm diện tích rừng được cân đối vốn để đưa vào khoanh ni tái sinh 2.408 ha/năm.

Diện tích đưa vào khoanh ni tái sinh rừng chủ yếu là trạng thái (Ic) thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, xung yếu thuộc các cơng trình thủy lợi, thủy điện, lưu vực sông, suối lớn, các đèo dốc dọc các tuyến giao thông...và là ngun nhân chính góp phần tăng độ che phủ rừng của hàng năm của huyện. Nếu mục đích chính là tăng độ che phủ đất trống đồi núi trọc để bảo vệ mơi trường thì biện pháp khoanh ni tái sinh là nhanh nhất, chi phí ít nhất; tuy nhiên nhiều diện tích rừng có được từ khoanh ni tái sinh có độ che phủ nhưng chất lượng, giá trị kinh tế của rừng cịn thấp, rừng khoanh ni chủ yếu là cây gỗ tạp, giá trị kinh tế thấp. Muốn nâng cao hiệu quả giá trị kinh tế và chức năng phịng hộ mơi trường của rừng cần có những biện pháp lâm sinh tác động thích hợp trong thời gian tới.

b.2. Trồng rừng

định bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, nâng cao năng lực phịng hộ cho các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ, đồng thời kết hợp với trồng rừng phịng hộ hình thành các đai rừng phịng hộ mơi trường sinh thái, phịng hộ khu vực vành đai biên giới. Trong những năm qua các chương trình dự án lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, huy động được các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng với các chương trình, dự án: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Nghị quyết 30a, dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

Giai đoạn 2006 - 2010, bình quân hàng năm diện tích trồng rừng đạt 386 ha/năm. Giai đoạn 2010 - 2015, bình qn hàng năm diện tích trồng rừng đạt 365 ha/năm. Theo thống kê thì diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Sốp Cộp hiện có 3.622,8 ha với cơ cấu cây trồng chủ yếu là Thông Mã vĩ, Lát, Xoan, Tre măng các loại...Tuy nhiên các diện tích rừng trồng này hầu như chưa được tác động các biện pháp Nuôi dưỡng rừng như tỉa thưa, tỉa cành, phát luỗng dây leo, do đó mật độ rừng trồng rất dày, có những diện tích mật độ lên đến gần 2.500 cây/ha, nên chất lượng rừng trồng không cao, tăng trưởng chậm.

Ngoài trồng rừng tập trung, hàng năm trồng cây phân tán bình quân khoảng 0,1 triệu cây các loại. Diện tích kết hợp nơng, lâm như vườn rừng, vườn cây ăn quả lâu năm cũng tăng đáng kể, góp phần đa dạng hố việc khai thác quỹ đất lâm nghiệp.

b.3. Bảo vệ rừng

Diện tích rừng hiện có cần được bảo vệ hàng năm là 66.895,3 ha, tuy nhiên diện tích rừng được cân đối bố trí vốn khốn bảo vệ giai đoạn 2010-2015 là 89.480,14 ha; bình quân 14.900 ha/năm.

Những diện tích giao khốn bảo vệ cho các chủ quản lý rừng từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã phát huy tác dụng: Diện tích hầu như không bị cây nông nghiệp lấn chiếm; trữ lượng rừng đang được cải thiện theo hướng tích cực thể hiện rõ nét ở trạng thái IIa và IIb

b.4. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo số liệu báo cáo của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La: Năm 2013, 2014 đã tổ chức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của huyện Sốp Cộp cho

3.455 chủ rừng với tổng diện tích được chi trả 52.266,75 ha số tiền: 725,065 triệu đồng. Đơn giá chi trả năm 2013 là 4.600 đồng/ha; năm 2014 là 9.300 đồng/ha.

Đơn giá chi trả trên rất thấp so với đơn giá chi trả của lưu vực lịng hồ sơng Đà (bình quân giao động khoảng 200.000 - 250.000 đồng/ha) do đối tượng sử dụng dịch vụ trên lưu vực sơng Mã ít và quy mơ nhỏ. Do đó trong những năm tới vẫn cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng

b.5. Khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản

Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn huyện khơng cịn chỉ tiêu khai thác chính gỗ rừng tự nhiên. Rừng đã được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn đưa vào quản lý bảo vệ theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Việc khai thác gỗ, củi và lâm sản trong giai đoạn này tập trung chủ yếu là khai thác tận thu, tận dụng; giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng cho nhân dân các dân tộc và khai thác gỗ phục vụ nhu cầu cho các đối tượng chính sách xã hội theo Chương trình 134 và chính sách hỗ trợ hỗ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê của phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện, khối lượng gỗ và lâm sản trên địa bàn huyện khai thác tận thu như sau:

- Khai thác: Hàng năm trên địa bàn huyện khai thác khoảng 1.500 m3 gỗ các

loại chủ yếu là phục vụ nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chuồng trại của hộ gia đình; 30.000 - 40.000 Ster củi để phục vụ cho nhu cầu chất đốt hàng ngày.

- Khai thác lâm sản ngồi gỗ: gồm có các loại như tre luồng, nứa, song mây, măng, khúc khắc, cẩu tích (lơng cu ly), trong đó: tre luồng các loại khoảng 150.000 cây/năm; nứa khoảng 150.000-200.000 cây/năm; măng khô khoảng 100-120 tấn/năm; khúc khắc khoảng 100 tấn/năm; cẩu tích khoảng 800 - 1.00 tấn/năm.

- Chế biến và tiêu thụ lâm sản:

+ Chế biến: Trên địa bàn huyện có 05 cơ sở chế biến gỗ với quy mơ nhỏ của các hộ gia đình cá nhân, phương thức chế biến dùng các loại máy công cụ cầm tay kết hợp với lao động thủ công, sản phẩm chủ yếu là gỗ cốp pha và các đồ gia dụng, nhưng sản phẩm cũng chưa nhiều. Măng khô chế biến bằng phương pháp phơi sấy thủ công tại các hộ gia đình.

+ Tiêu thụ lâm sản: Các loại gỗ cốp pha; tre luồng các loại chủ yếu cung cấp cho xây dựng trong huyện. Các loại lâm sản khác tiêu thụ trong huyện và một phần các tư thương vận chuyển ra ngoài huyện.

c. Những tồn tại trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm

c.1. Những tồn tại trong công tác bảo vệ và phát triển rừng

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trong các giai đoạn vừa qua, song trên thực tế vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới:

- Diện tích rừng tuy tăng nhưng chất lượng, tính đa dạng sinh học và khả năng phòng hộ của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm.

- Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua có tăng nhưng chưa thực sự bền vững.

- Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xóa đói giảm nghèo cịn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định.

- Tuy rừng và đất lâm nghiệp đã được rà soát quy hoạch theo 3 loại rừng (năm

2007), nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý như đan xen chồng chéo dẫn đến tình

trạng khó xác định ranh giới đất giữa rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Ranh giới giữa đất rừng phòng hộ, sản xuất và đất sản xuất nông nghiệp chưa rõ ràng nên thực tế một số diện tích các loại đất này thường bị sử dụng sai mục đích quy hoạch (đất lâm nghiệp

thì sản xuất nơng nghiệp; đất sản xuất nơng nghiệp thì trồng rừng...).

- Tình trạng vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng vẫn tồn tại như khai thác và buôn bán lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy...

c.2. Những nguyên nhân chủ yếu

- Nguyên nhân khách quan:

+ Diện tích rừng trải rộng trên địa bàn tồn huyện, địa hình phức tạp, chia cắt sâu, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng mỏng; sức ép gia tăng dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng cao.

+ Chính sách lâm nghiệp tuy nhiều nhưng thiếu đồng bộ và chưa thực sự phù hợp. Nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế.

+ Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài ngày, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro. Hệ thống cơ sở chế biến chậm phát triển; hệ thống giao thơng chưa đồng bộ dẫn đến chi phí vận chuyển cao và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp dẫn đến thị trường lâm sản chậm phát triển và tính cạnh tranh thấp.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức về vai trò của lâm nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là giá trị môi trường, đa dạng sinh học cũng như kinh tế rừng của một số cấp ngành ở cơ sở chưa thực sự đầy đủ và toàn diện.

+ Năng lực cán bộ Lâm nghiệp cấp huyện, cấp xã còn thiếu so với yêu cầu thực tế. Hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp chưa thực sự mạnh, chưa đồng bộ và thống nhất.

+ Công tác quản lý quy hoạch và rà soát quy hoạch lâm nghiệp từ cấp huyện đến cấp xã còn yếu, chưa coi trọng phát triển kinh tế nghề rừng.

c.3. Những bài học kinh nghiệm

- Để công tác bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả thì cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; cần có sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 55 - 63)