Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 30 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm Phương pháp luận

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hệ thống các biện pháp về tổ chức, kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước nhằm khai thác có hiệu quả các yếu tố cơ bản (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các nguồn lực...) nhưng phải đảm bảo hài hoà giữa các ngành kinh tế.

- Việc quy hoạch phải đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các ngành có liên quan của địa phương và của ngành Nông, lâm nghiệp.

Do vậy, chúng ta phải quyết định mối quan hệ giữa hiện tại và tương lai, giữa cung và cầu làm sao để quy hoạch đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo tính ổn định, bền vững.

2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và kế thừa tài liệu hiện có

Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc nhằm thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp hiện có trên địa bàn, bao gồm:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và huyện Sốp Cộp.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Sốp Cộp - Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Sơn La). - Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện (Sốp Cộp).

- Các cơ chế, chính sách của Trung ương và quy định của tỉnh, huyện có liên quan.

- Các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành.

- Các số liệu, tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng của huyện Sốp Cộp.

- Các loại bản đồ có liên quan: bản đồ thổ nhưỡng của huyện và tỉnh; bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Sốp Cộp; bản đồ quy hoạch 3 loại rừng; bản đồ phân cấp phòng hộ, phân bố tài nguyên rừng...

2.4.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, bổ sung hoàn thiện tài liệu

- Sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nơng thơn có sự tham gia) để điều tra, phân tích về hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, vai trò và mức độ tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý tài nguyên rừng, những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cũng như nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong sản xuất và đời sống…

- Sử phương pháp phúc tra thực địa để cập nhật số liệu về số và chất lượng tài nguyên rừng thông qua phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình xác lập ở các trạng thái rừng trồng và rừng tự nhiên theo quy trình sau đây:

+ Điều tra trữ lượng rừng tự nhiên: Lập các ơ tiêu chuẩn điển hình có diện tích S=1.000m2 (25x40), sau đó sử dụng thước kẹp kính, thước Blumlei để quan trắc, đo đếm, xác định các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao: D1.3; Hvn Hdc;...

+ Điều tra trữ lượng rừng trồng: Như rừng tự nhiên, lập các ơ tiêu chuẩn điển

hình với diện tích mỗi ơ S=500 m2 (20x25m), sau đó quan trắc, đo đếm, tính các chỉ

tiêu về đường kính, chiều cao: D1.3; Hvn Hdc;...

+ Điều tra tình hình sinh trưởng của cây tái sinh rừng, nguồn gốc tái sinh, loài cây,... kết hợp với điều tra trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành lập 5 ơ dạng bản,

mỗi ơ có diện tích S= 25m2 (5x5m), 4 ơ ở bốn góc và lơ ở giữa của ô tiêu chuẩn.

5m 5 m 25m (20m ) 40m (25m)

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

2.4.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin, tài liệu

- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: vị trí địa lý, địa hình địa thế, khí hậu thời tiết, đất đai, tài nguyên động thực vật, thực trạng phát triển kinh tế, dân số, thành phần dân tộc, cơ sở hạ tầng... được kế thừa tổng hợp có chọn lọc từ nguồn tài liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, huyện, xã.

- Hệ thống các thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh (Strongth), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Oppotunity) và những hạn chế, nguy cơ, thách thức (Threat) để đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

- Tổng hợp phân tích các thơng tin chun đề như: Tình hình sử dụng đất, tình hình sản xuất lâm nghiệp. Khai thác tối đa các thông tin từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ phân chia các loại rừng và phân cấp phòng hộ. Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên bản thuyết minh và tuân theo đúng các quy định về làm bản đồ.

- Các thông tin điều tra phục vụ cho quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hố mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch.

2.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word để tính tốn và tổng hợp thơng tin về đất đai, tài nguyên rừng và soạn thảo văn bản.

Sử dụng phần mềm Mapinfo profesional 10.0 để xây dựng và số hoá các loại bản đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 30 - 33)