Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 104 - 109)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6.3.Về kinh tế

4.6. Hiệu quả của dự án quy hoạch

4.6.3.Về kinh tế

- Tăng diện tích có rừng, tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện, góp phần phịng chống xói mịn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Qua đó tiết kiệm cho Nhà nước và người dân trong vùng dự án mỗi năm hàng chục tỷ đồng.

- Từng bước tăng thu nhập cho người lao động tham gia nghề rừng, tăng trữ lượng rừng tự nhiên, rừng trồng để đáp ứng và cung cấp nhu cầu gỗ, củi cho người dân địa phương (nhu cầu gỗ hàng năm để xây dựng nhà cửa, chuồng trại; nhu cầu

củi để làm chất đốt phục vụ cuộc sống hàng ngày).

- Hiệu quả kinh tế:

+ Đối với rừng tự nhiên phục hồi và rừng trồng phịng hộ, ước tính trữ lượng tăng hàng năm đạt khoảng 4-8m3/ha/năm. Vì vậy ngồi chức năng phòng hộ cịn góp phần cung cấp gỗ và lâm sản ngồi gỗ giúp cho người dân phục vụ nhu cầu gỗ gia dụng hàng năm, tăng thêm thu nhập phụ.

+ Đối với rừng trồng sản xuất, ước tính trữ lượng tăng hàng năm đạt khoảng

5-10m3/ha/năm; với chu kỳ kinh doanh (khoảng 10 năm) thì trữ lượng rừng trồng

đạt bình quân khoảng 90 - 120m3/ha.

Dự kiến khai thác trong kỳ quy hoạch:

+ Khai thác gỗ tròn (rừng tự nhiên): 26.260 m3

+ Khai thác gỗ tròn (rừng trồng sản xuất): 70.650 m3

+ Khai thác gỗ tròn (rừng trồng phòng hộ): 8.500 m3

+ Khai thác củi: 479.700 Ste

Ngồi ra cịn khai thác tận thu, tận dụng các loại lâm sản phụ và lâm sản ngồi gỗ khác. Qua đó, thu nhập của người dân được tăng lên giúp tạo tâm lý ổn định, yên tâm sản xuất, góp phần ổn định an ninh trật tự, xố đói, giảm nghèo bền vững.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Sốp Cộp là huyện miền núi vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, là vùng phịng hộ đầu nguồn của dịng sơng Mã và nhiều dịng suối lớn, nhỏ khác trên địa bàn; có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Đa số người dân trên địa bàn huyện sống phụ thuộc nơng lâm nghiệp là chính. Là một huyện cịn nghèo, nhưng có tiềm năng khá lớn về phát triển lâm nghiệp, do đó việc lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng có ý nghĩa và nó là căn cứ cho việc quản lý, sử dụng đất đai, bố trí và sử dụng quỹ đất lâm nghiệp hợp lý, tránh hiện tượng bỏ hoang hoá đất đai gây lãng phí về tài nguyên, giúp cho chính quyền địa phương khắc phục những hạn chế, phát huy được sức mạnh tổng hợp để góp phần nâng cao mức sống của người dân trong vùng.

Qua thời gian thực hiện, đề tài “Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La” đã đạt được mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra. Phương án quy hoạch phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, các căn cứ pháp lý của Nhà nước; phù hợp với Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Sốp Cộp lần thứ III; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, cụ thể:

- Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sốp Cộp, Đề tài đã phân tích hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng và chưa có rừng; phân tích hiện trạng theo chủ quản lý, chức năng của rừng, tình hình thực hiện các cơ chế chính sách hiện có trên địa bàn để tìm ra ngun nhân đạt được và những hạn chế; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong q trình thực hiện cơng tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 – 2015 của địa phương.

- Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp, từ tầm chiến lược vĩ mô đến cấp tỉnh, cấp huyện. Đề tài đã đề xuất được các nội dung phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo theo yêu cầu hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Thông tư 05/2008/TT-BNNPTNT vừa phù hợp với điều kiện thực tế và dự báo phát triển của huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đề tài đã tiến hành quy hoạch cụ thể từng loại rừng, đối tượng, biện pháp kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.

- Đề tài đã đề xuất tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện và mục đích sử dụng rừng đảm bảo tăng cường sự đa dạng sinh học, có hiệu quả về mơi trường, kinh tế, đảm bảo rừng phát triển bền vững.

- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện một cách bền vững, đã đưa ra được các giải pháp về tổ chức, chính sách, giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

- Đề tài đã cập nhật các chủ trương mới nhất của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành; đã thể hiện được các nội dung đầu tư cơ bản và tính tốn một cách có cơ sở. Kết quả và những đề xuất của Đề tài có thể làm cơ sở để các cơ quan đơn vị chức năng ứng dụng hiệu quả trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất rừng của huyện, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

Trong q trình thực hiện Đề tài có sự giúp đỡ, phối hợp của các ban ngành trong huyện để thảo luận và thống nhất nhiều chỉ tiêu quan trọng trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Nếu thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề tài, sẽ góp phần nâng độ che phủ cũng như chất lượng của rừng đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp lâm sản bền vững, góp phần tích cực vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân địa phương.

Tồn tại

Do thời gian và năng lực có hạn, Đề tài nghiên cứu cịn tồn tại một số vấn đề sau:

- Chưa đi sâu vào điều tra nghiên cứu về tài nguyên động, thực vật rừng; tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài động vật, cây bản địa trên địa bàn huyện. Giá trị định lượng từ dịch vụ môi trường rừng, giá trị kinh tế cũng như thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mang lại chưa được tính tốn đầy đủ, chi tiết, cụ thể.

- Quy hoạch chưa đề cập đầy đủ về kinh doanh rừng toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, nhất là việc xây dựng các mơ hình nơng lâm kết hợp, kinh doanh đặc sản, lâm sản phụ.

- Việc tính tốn nhu cầu vốn đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế cũng chỉ là dự kiến, ước tính trên cơ sở tính tốn các chính sách đang áp dụng hiện hành, chưa tính đến khả năng thay đổi chính sách (tăng định mức đầu tư, trượt giá).

Khuyến nghị

Để triển khai tốt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp đến năm 2030, kiến nghị các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các công việc:

Đối với UBND huyện Sốp Cộp:

- Chỉ đạo, tổ chức đóng mốc ranh giới phân định 3 loại rừng (đặc dụng,

phòng hộ, sản xuất) theo quy hoạch và trên thực địa; phân định ranh giới và đóng

mốc giữa các loại rừng với đất sản xuất nông nghiệp.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện: Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Hạt kiểm lâm và các phịng ban có liên quan tham mưu trình UBDN huyện, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đã được đề ra trong quy hoạch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tác động tiêu cực đến rừng, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng các quy chế, hương ước thôn bản,…

Đối với UBND tỉnh Sơn La:

- Chỉ đạo Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định cụ thể về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, trong đó sớm ban hành quy định cụ thể hoá Nghị định số 75/2015/NĐ - CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về ban hành Cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

- Chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ban ngành, cơ quan đơn vị hướng dẫn kịp thời cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng trong nơng nghiệp, nơng thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

- Hàng năm, cân đối bố trí đủ kinh phí (đặc biệt là nguồn vốn đối ứng của

các dự án) cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo các dự án triển khai

trong lĩnh vực lâm nghiệp có tính kế thừa, triển khai đủ chu kỳ đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Đối với Chính phủ, Bộ ngành Trung ương

- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.

- Song song với các Chính sách phát triển lâm nghiệp hiện hành, tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách khác: ưu đãi về vốn đầu tư, giảm lãi xuất vay trồng rừng sản xuất, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai trồng rừng,… để khuyến khích hơn nữa các tổ chức cá nhân tham gia trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, nhất là đối với vùng miền núi vùng cao và vùng biên giới khó khăn như huyện Sốp Cộp./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 104 - 109)