Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 97 - 98)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.6.Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực

4.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch:

4.3.6.Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng yêu cầu về đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường đào tạo năng lực chuyên môn và hiểu biết về luật pháp để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cho cán bộ lâm nghiệp. Ưu tiên cử những người địa phương tham gia vào các trường chuyên nghiệp ngành lâm nghiệp; coi trọng đào tạo con em các dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa. Chú trọng các hoạt động đào tạo và khuyến lâm cho người nghèo, đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ, để họ có đủ năng lực thực hiện đa dạng hố cây trồng, vật ni và tạo thu nhập ổn định.

- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thơn đến năm 2020, trong đó trọng tâm là các ngành về bảo vệ và phát triển rừng, khai thác chế biến gỗ và lâm sản cho lao động tại khu vực nông thôn, những vùng trọng tâm về phát triển rừng.

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình làm nghề rừng thơng qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. - Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị đào tạo về lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp và thợ thủ công trong các làng nghề.

- Khuyến khích các tổ chức đào tạo và khuyến lâm, các tổ chức phi chính phủ và dự án quốc tế tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo và khuyến lâm cho người làm nghề rừng, ưu tiên các hộ nghèo và phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 2020 và định hướng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện sốp cộp tỉnh sơn la​ (Trang 97 - 98)