Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nội dung đề xuất Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2016-2020 và định hướng
4.2.2.1. Xây dựng các phương án
Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ quy hoạch của huyện Sốp Cộp, có thể xây dựng 2 phương án để phân tích, lựa chọn:
a. Phương án 1
Cơ bản giữ nguyên hiện trạng cơ cấu tổng diện tích của các loại rừng và đất rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); cân đối nguồn lực đầu tư, điều chỉnh hợp lý cơ cấu các trạng thái rừng trong từng loại rừng: trồng mới rừng từ đất trống đồi trọc (trạng
thái Ia, canh tác sau nương rẫy); khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng (từ trạng thái Ib, Ic); bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, diện tích rừng trồng, diện tích rừng phục hồi sau
khoanh nuôi tái sinh. Điều chỉnh, chuyển diện tích rừng và đất rừng phịng hộ, sản xuất sang mục đích khác (xây dựng các cơng trình an ninh, quốc phịng; cơng trình cơng
cộng; xây dựng thuỷ điện, khai thác khoáng sản...) theo định hướng, Nghị quyết của
cấp có thẩm quyền. Phấn đấu nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2015 lên 52% năm 2020 và lên khoảng 60% năm 2030. Tạo diện tích có rừng tương ứng từ 66.985 ha năm 2015 lên khoảng 77.000 ha năm 2020 và lên khoảng 89.000 ha năm 2030.
b. Phương án 2
Giữ nguyên tổng diện tích rừng đặc dụng; điều chỉnh quy hoạch cơ cấu diện tích rừng và đất rừng giữa rừng phịng hộ và rừng sản xuất theo hướng giảm diện
tích phịng hộ, tăng mạnh diện sản xuất để đầu tư trồng, chế biến và kinh doanh rừng. Điều chỉnh, chuyển diện tích rừng và đất rừng phịng hộ, sản xuất sang mục đích khác (xây dựng các cơng trình an ninh, quốc phịng; cơng trình cơng cộng; xây
dựng thuỷ điện, khai thác khống sản...) theo định hướng, Nghị quyết của cấp có
thẩm quyền. Tập trung các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng nhằm tăng nhanh diện tích có rừng, tăng nhanh độ che phủ của rừng. Phấn đấu nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2015 lên 55% năm 2020 và lên 70% năm 2030.