Thành phần thực vâ ̣t có ma ̣ch xuất hiê ̣n trong khu vực VCV phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 44 - 46)

STT Ngành Số họ % Ho ̣ Số chi % Chi Số loài % Loài

1 Polypodiophyta 4 7.55 4 5.63 4 4.60

2 Pinophyta 0 0.00 0 0.00 0 0.00

3

Magnoliophyta 49 92.45 67 94.37 83 95.40

Lớ p 2 lá mầm 40 75.47 55 77.46 69 79.31

Lớ p 1 lá mầm 9 16.98 12 16.90 14 16.09

Tổng 53 71 87

Biểu đồ 4.4: Tổng hợp theo họ, chi, loài thực vật bậc cao trong khu phân bố

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Trong khu vực nghiên ngành Mộc lan chiếm tỉ lệ

cao nhất 95.4%, trong đó:

- Lớp Mộc lan (Hai lá mầm) - Magnoliopsida (Dicotyledoneae) có 69 loài chiếm 79.3% thuộc 55 chi và 40 họ.

- Lớp Hành (Một lá mầm) - Liliopsida (Monocotyledoneae) có 14 loài chiếm 16.1% thuộc 12 chi và 9 họ.

Sự phân bố các loài trong các ho ̣ và các chi không đều nhau, ho ̣ Dâu tằm

(Moraceae) có 6 loài chiếm 6.89 %, ho ̣ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 5 loài chiếm

5.74 %, đây là hai ho ̣ có số loài nhiều nhất. Những ho ̣ có số loài ít như: ho ̣ Thích

(Aceraceae), họ Dương đào (Actinidiaceae), ho ̣ Bứa (Clusiaceae) tất cả đều có mô ̣t

loài chiếm 1.14 %.

4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng trong khu vực VCV phân bố

Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học về hệ sinh thái rừng, tổ thành rừng phản ánh khả năng bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp thì càng có tính thống nhất hoàn hảo, cân bằng.

Cấu trúc tổ thành rừng được chú trọng hàng đầu khi nghiên cứu về cấu trúc rừng hay đặc điểm của hệ thực vật. Trong đó hệ số tổ thành là chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài trong lâm phần. Tập hợp các hệ số tổ thành và loài cây tương ứng đại diện cho một số loài cây đặc trưng gọi là công thức tổ thành. Xét về mặt bản chất thì công thức tổ thành có ý nghĩa sâu sắc, mô phỏng những mối tương tác mang tính chất sinh vật giữa các loài cây rừng với nhau và giữa quần thể thực vật với môi trường sinh thái.

Trong nghiên cứu này, tổ thành rừng là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện các đặc điểm cơ bản cho sinh cảnh sống của loài VCV.

4.2.2.1. Tổ thành tầng cây cao chung toàn khu vực VCV phân bố

Sau khi xử lý và tính toán số liệu điều tra được của 18 ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu. Tôi đã thống kê được tổng số có 87 loài thực vật, với 979 cá thể được ghi nhận trong 18 OTC.

Như vậy số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =

87 979

= 11.25 (cây/loài). Những loài tham gia vào công thức tổ thành chung có số lượng ≥ 11.25 là 10 loài và được thể hiện qua bảng 4.3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)