So sánh sự gia tăng về số lượng cá thể VCV qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 42 - 44)

Biểu đồ 4.2 và 4.3 cho ta thấy số lượng đàn và cá thể VCV qua các năm được phát hiện tăng lên khá lớn. Đây là dấu hiệu vô cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này cũng khẳng định rằng đã có sự thành công nhất định trong công tác bảo tồn loài VCV nói riêng, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học nói chung tại khu vực.

Nguyên nhân ở đây có thể do: thứ nhất, đây là dấu hiệu vô cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thứ hai, nỗ lực điều tra trong năm gần đây là nhiều hơn so với trước đây. Thứ ba, các quần thể được bảo tồn tốt nên biểu hiện xu hướng phát triển. Biểu hiện ở đây đó là sự xuất hiện thường xuyên các con non trong các đàn quan sát được trong thời gian gần đây.

4.1.3. Phân bố VCV tại KBTLSC

Điều tra về phân bố của VCV được tiến hành tại hai Quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây. Cho tới nay, đợt điều tra quy mô nhất được thực hiện vào tháng 9 năm 2007, đây là cuộc điều tra tổng thể đầu tiên được kết hợp giữa hai Quốc gia tại khu vực VCV phân bố. Tại Việt Nam, đã ghi nhận được 17 đàn với khoảng 94 (96) cá thể, địa điểm ghi nhận VCV được thể hiện trên hình 4.2; Trung Quốc ghi nhận được 3 đàn với khoảng 19 cá thể.

Trong đợt điều tra bổ sung tháng 2 năm 2011 ghi nhận thêm đàn thứ 18 với 5 cá thể, nâng tổng số cá thể VCV trong khu bảo tồn lên 101 cá thể. Tuy nhiên, số lượng cụ thể của từng đàn chưa được cập nhật một cách chính xác do không quan sát chi tiết được tất cả các đàn trong KBT tại thời điểm nghiên cứu. Như vậy KBTLSC, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là nơi có số lượng cá thể VCV lớn nhất và duy nhất hiện nay ở Việt Nam và trên Thế giới, cho thấy KBT có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế trong công tác bảo tồn loài VCV quý hiếm này.

Ghi chú: G1 – G7 là đàn Vượn ghi nhận tháng 09/2007

Vị trí OTC tại khu phân bố của VCV Vị trí các đàn VCV trong KBT Vị trí OTC ngoài khu phân bố của VCV

4.2. Đặc điểm hệ thực vật trong khu vực VCV phân bố

4.2.1. Thành phần các loài thực vật có mạch trong khu vực VCV phân bố

Qua điều tra nghiên cứu theo tuyến và 18 ô tiêu chuẩn đã thống kê được

thành phần thực vâ ̣t có ma ̣ch tại khu vực nghiên cứu gồm: 87 loài thực vật bậc cao

thuộc 71 chi, 53 ho ̣ của 2 ngành thực vâ ̣t. Sự phân bố các taxon trong các ngành

được trình bày trong bảng 4.2 và biểu đồ 4.4. Chi tiết về thành phần các loài được trình bày tại Phụ lục 1.2 Vị trí các OTC được thể hiện trong hình 4.2:

Bả ng 4.2: Thành phần thực vâ ̣t có ma ̣ch xuất hiê ̣n trong khu vực VCV phân bố

STT Ngành Số họ % Ho ̣ Số chi % Chi Số loài % Loài

1 Polypodiophyta 4 7.55 4 5.63 4 4.60

2 Pinophyta 0 0.00 0 0.00 0 0.00

3

Magnoliophyta 49 92.45 67 94.37 83 95.40

Lớ p 2 lá mầm 40 75.47 55 77.46 69 79.31

Lớ p 1 lá mầm 9 16.98 12 16.90 14 16.09

Tổng 53 71 87

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)