Mật độ VCV trong các trạng thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 55 - 57)

4.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm của thực vật với sự phân bố của VCV

4.3.1. Mật độ VCV trong các trạng thái

Sau khi thống kê được diện tích các trạng thái và vị trí các đàn VCV có trong các trạng thái, ta tính được mật độ đàn vượn và mật độ cá thể vượn có trong các trạng thái. Thông tin cụ thể về số lượng đàn, số lượng cá thể, diện tích các trạng thái và những đàn có trong các trạng thái được trình bày trong bảng 4.9:

Bảng 4.9: Mật độ VCV trong các trạng thái TT T.T S Số đàn MĐ đàn TT T.T S Số đàn MĐ đàn (đàn/km2) Các đàn có trong trạng thái CT MĐ cá thể (CT/km2) 1 IIIB 143.52 5 3.48 G7, G12, G13, G14, G18 34 23.69 2 IIIA3 214.26 6 2.80 G3, G4, G5, G15, G16, G7 35 16.13 3 IIIA2 215.52 3 1.39 G8, G9, G10 15 6.96 4 IIIA1 308.09 4 1.30 G1, G2, G6, G11 17 5.51 Tổng 881.59 18 2.04 101 11.46

Từ bảng 4.9 ta có biểu đồ sau:

3.48

2.80

1.39 1.30

IIIB IIIA3 IIIA2 IIIA1

Mật độ đàn VCV trong các trạng thái rừng

Biểu đồ 4.8: Mật độ đàn VCV có trong các trạng thái rừng trong KBT

Qua biểu đồ 4.5 và bảng 4.6 ta thấy mật độ vượn trung bình trong khu vực là

2.04 đàn/km2. Mật độ vượn cao nhất ở trạng thái IIIB với mật độ trung bình 3.48

đàn/km2. Trong tổng diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt thì diện tích trạng thái IIIB -

rừng khai thác ít, trữ lượng rừng còn cao, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, rừng còn

giàu trữ lượng, có S >0.7, G = 21 ÷ 26 m2/ha, trữ lượng > 250 m3/ha - chiếm

12.28% nhưng đây lại là vùng phân bố của 5 đàn VCV: đàn G7, G12, G13, G14, G18. Trạng thái IIIA3 có có sự phân bố của 6 đàn vượn: đàn G3, G4, G5,G15, G16, G7 với mật độ trung bình là 2.8 đàn/km2. Trạng thái IIIA2 có sự phân bố của 3 đàn vượn: đàn G8, G9, G10 với mật độ trung bình 1.39 đàn/km2. Trạng thái IIIA1 chiếm điện tích lớn nhất chiếm 34.97% tổng diện tích khu phan bố VCV. Tuy nhiên trạng thái này chỉ phát hiện có 4 đàn vượn: đàn G1, G2, G6, G11 sinh sống, với mật

độ trung bình 1.3 đàn/km2.

Như kết quả về phân bố VCV trong các trạng thái cho thấy trạng thái IIIB là

trạng thái phân bố VCV lớn nhất với mật độ vượn lên tới 3.48 đàn/km2 gấp 1.55 lần

23.69

16.34

6.96

5.51

IIIB IIIA3 IIIA2 IIIA1

Mật độ cá thể VCV trong các trạng thái rừng

Biều đồ 4.9: Mật độ cá thể VCV có trong các trạng thái rừng trong KBT

Bảng 4.9 và biểu đồ 4.9 cho ta thấy mật độ trung bình của VCV trên tổng

diện tích phân bố là 13.12 cá thể/km2 và mật độ trung bình của cá thể vượn có trong

từng trạng thái rừng.

Trạng thái IIIB có mật độ vượn trung bình là 23.69 cá thể/km2, mật độ vượn

trong trạng thái này cao gấp 1.6 lần so với mật độ trung bình. Trạng thái IIIA3 có

mật độ trung bình 16.34 cá thể/km2 , mật độ vượn trong trạng thái này tương đối ổn

định và gần bằng mật độ vượn trung bình trong khu vực. Trạng thái IIIA2 có mật độ

trung bình 6.96 cá thể/km2. Trạng thái IIIA1 có mật độ trung bình 5.51 cá thể/km2.

Trạng thái IIIA1 và IIIA2 là trạng thái mà ít thấy sự xuất hiện của vượn nhất mặc dù có số lượng diện tích lớn nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)