Trạng thái rừng Công thức tổ thành
IIIA2 2.6 HV + 1.3 NN + 1.3 BĐ + Re + DC + 3.4 Lkh
IIIA1
Re + ATH + Ng + Dư + CKAC + TMT – BĐ – ST – TBB – SLT – MP – NN – HV – Cke – DDX – TML – VG + 1.7 Lkh
IIB
1.1 SLT + Đa + Dư + NN – MNg – BLLT – No – SR – Re – CKAC – TMT – HV – TQ – Qu + 3.1 Lkh
Qua bảng tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ trên ta thấy ở trạng thái
IIIA1 có công thức tổ thành phức tạp nhất, có nhiều loài cây tham gia vào công thức
tổ thành nhất (17 loài), ở trạng thái IIB công thức tổ thành cũng tương đối phức tạp
với 14 loài tham gia vào công thức tổ thành, còn ở trạng thái IIIA2 do bị tác động mạnh nên công thức tổ thành rất đơn giản chỉ có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành và chủ yếu là các loài cây ít có giá trị.
4.4.3 Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật theo độ cao
Với mỗi độ cao khác nhau thì thành phần thực vật và cấu trúc tầng tán cũng có sự khác nhau, Sau khi tổng hợp kết quả điều tra được của 18 ô tiêu chuẩn tôi có thể mô tả về sự phân bố của thực vật theo mỗi vị trí như sau.
Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật ở Chân núi
Rừng ở đây được hình thành sau tác động chặt chọn và nương rẫy. Do mức độ tác động khác nhau tại mỗi khu vực mà quá trình diễn thế cũng khác nhau. Nhìn chung đã trải qua các giai đoạn từ trảng bụi, trảng bụi có cây gỗ và hình thành nên rừng cây gỗ, bắt đầu là những cây gỗ mọc nhanh đặc trưng cho giai đoạn tái sinh như các loài Sung, Dướng, Nóng, Núc Nác, Dâu da xoan, Xoan nhừ, Rà dẹt bon, Sau sau, Bã đậu, Han voi, Tỳ bà hoa to, Ba soi. Đây cũng là trạng thái rừng tái sinh mạnh nhất tại khu vực điều tra.
Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật ở Sườn núi
Cấu trúc rừng ở vị trí này tương đối ổn định với các loài cây như Rè, Cò ke Á châu, Thích lá xẻ, Cò ke ,Nghiến ,Thị núi chiếm đại đa số. Cấu trúc có phức tạp hơn so với các vị trí khác do ít bị tác động bởi hoạt động làm rẫy, các cây tái sinh đã kịp phục hồi để tham gia vào tổ thành. Tuy nhiên ở những khu vực bị tác động mạnh bởi hoạt động khai thác củi thì rừng không còn tính ổn định nữa.
Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật ở Đỉnh núi
Cấu trúc rừng trên các đỉnh núi không giống như vùng chân và sườn, rừng trên đỉnh núi thấp đá vôi ở KBT bị tác động nhiều trong những năm qua, vì thế nó có cấu trúc đơn giản, chỉ gồm một tầng cây gỗ - tầng ưu thế sinh thái, gồm những loài chủ yếu như: Dẻ, Nhãn rừng, Trúc tiết, Thừng mực, Nghiến, Sơn ta. Những khu vực gần khu dân cư sự có mặt của các cây gỗ lại càng hiếm xuất hiện do bị khai thác mạnh nên chưa kịp phục hồi.
4.4.4. Đặc điểm tầng cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu
Qua kết quả đo đếm, điều tra ngoài thực địa, tôi đã thu được những kết quả sau:
+ Tổng số cây tái sinh đã điều tra được trong toàn khu vực nghiên cứu là 142 cây thuộc 40 loài. Số cây trung bình trên một loài là 3.55 (cây/loài).
Vậy những loài tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh của toàn khu vực phả là những loài có số cá thể ≥ 4 cây.