Biến động quần thể qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 41 - 42)

4.1. Hiện trạng và phân bố của VCV tại KBT

4.1.2. Biến động quần thể qua các năm

Tính từ năm 2002 khi mới được phát hiện số lượng VCV trong khu vực mới có 28 cá thể, nhưng đến năm 2011chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, số lượng cá thể VCV đã tăng lên 101 cá thể gấp 3.6 lần ban đầu. Số lượng cá thể VCV đã ghi nhận trong các cuộc khảo sát được trình bày trong bảng 4.1:

Bảng 4.1: Số lượng các đàn VCV ghi nhận được từ năm 2002 đến 2011

TT Số đàn Số cá thể Điều tra/Tổng khảo sát QS

1. 03 08 Lã Quang Trung & Trịnh Đình Hoàng (01/2002). 6

2. 03 17 Lã Quang Trung và cs. (05/2002). 14 3. 05 26 – 28 Geissmann và cs. (08/2002). 13 4. 08 37 Trịnh Đình Hoàng (10/2004). 10 5. 06 30 Lã Quang Trung (04/2005). 10 6. 10 27 Vũ Ngọc Thành và cs. (11/2005). 8 7. 03 18 Chan và cs. (09/2006). 4 8. 07 22-30 Trịnh Đình Hoàng (04/2007). 5 9. 17 94-96 Lê Trọng Đạt và cs. (09/2007).* 12 10. 18 99 – 101 Nguyễn Thế Cường và cs. (02/2011).* 15

Ghi chú: QS: Số ngày quan sát;* Các cuộc khảo sát mà tác giả tham gia

Từ số liệu thống kê từ bảng 4.1 ta có biểu đồ so sánh sau:

Biểu đồ 4.3: So sánh sự gia tăng về số lượng cá thể VCV qua các năm

Biểu đồ 4.2 và 4.3 cho ta thấy số lượng đàn và cá thể VCV qua các năm được phát hiện tăng lên khá lớn. Đây là dấu hiệu vô cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này cũng khẳng định rằng đã có sự thành công nhất định trong công tác bảo tồn loài VCV nói riêng, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học nói chung tại khu vực.

Nguyên nhân ở đây có thể do: thứ nhất, đây là dấu hiệu vô cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thứ hai, nỗ lực điều tra trong năm gần đây là nhiều hơn so với trước đây. Thứ ba, các quần thể được bảo tồn tốt nên biểu hiện xu hướng phát triển. Biểu hiện ở đây đó là sự xuất hiện thường xuyên các con non trong các đàn quan sát được trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)