Hiện trạng quần thể VCV tại KBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 40 - 41)

4.1. Hiện trạng và phân bố của VCV tại KBT

4.1.1. Hiện trạng quần thể VCV tại KBT

Từ kết quả khảo sát năm 2007 và các kết quả được cập nhật thường xuyên từ đó đến nay tôi tiến hành điều tra bổ sung trong chuyến thu thập số liệu năm 2011. Đề tài đã xác định trong vùng phân bố vượn có 18 đàn VCV với số lượng cá thể lên từ 99 - 101 cá thể, đàn lớn nhất có tới 9 cá thể, đàn nhỏ nhất có 2 cá thể, trung bình mỗi đàn có 5 – 6 cá thể, trong số này có 26 cá thể đực trưởng thành và 30 cá thể cái trưởng thành được ghi nhận. Thông tin chi tiết về các đàn được trình bày trong phụ lục 1.5.

Tỉ lệ thành phần giới tính theo tuổi của quần thể VCV tại KBT năm 2011 được phân tích và tổng hợp theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ thành phần giới tính theo tuổi của quần thể VCV

Biểu đồ 4.1 cho thấy tỉ lệ thành phần giới tính và tuổi trong quần thể có sự khác nhau. Cá thể cái trưởng thành chiếm tỉ trọng lớn nhất (30.31%) trong quần thể VCV tại khu vực điều tra, tiếp đó là cá thể đực trưởng thành chiếm 26.27%, con bán trưởng thành chiếm 27.28% và cuối cùng là con non chiếm 13.14%. Trong đó con non là những cá thể khoảng 1 – 2 năm tuổi vẫn còn phụ thuộc và bám vào mẹ. Với tỷ lệ con non tương đối cao với đối tượng vượn có độ tuổi sinh sản từ 5-7 năm thì

cho thấy khả năng sinh sản là khá tốt. Điều này cho thấy có sự tăng trưởng về số lượng cá thể trong các đàn vượn tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)