4.2. Đặc điểm hệ thực vật trong khu vực VCV phân bố
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng trong khu vực VCV phân bố
Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học về hệ sinh thái rừng, tổ thành rừng phản ánh khả năng bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp thì càng có tính thống nhất hoàn hảo, cân bằng.
Cấu trúc tổ thành rừng được chú trọng hàng đầu khi nghiên cứu về cấu trúc rừng hay đặc điểm của hệ thực vật. Trong đó hệ số tổ thành là chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài trong lâm phần. Tập hợp các hệ số tổ thành và loài cây tương ứng đại diện cho một số loài cây đặc trưng gọi là công thức tổ thành. Xét về mặt bản chất thì công thức tổ thành có ý nghĩa sâu sắc, mô phỏng những mối tương tác mang tính chất sinh vật giữa các loài cây rừng với nhau và giữa quần thể thực vật với môi trường sinh thái.
Trong nghiên cứu này, tổ thành rừng là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện các đặc điểm cơ bản cho sinh cảnh sống của loài VCV.
4.2.2.1. Tổ thành tầng cây cao chung toàn khu vực VCV phân bố
Sau khi xử lý và tính toán số liệu điều tra được của 18 ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu. Tôi đã thống kê được tổng số có 87 loài thực vật, với 979 cá thể được ghi nhận trong 18 OTC.
Như vậy số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =
87 979
= 11.25 (cây/loài). Những loài tham gia vào công thức tổ thành chung có số lượng ≥ 11.25 là 10 loài và được thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3: Những loài chính tham gia vào tổ thành của khu vực VCV phân bố
TT Tên loài Số cây Tỉ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Mạy puôn 408 54.84 5.48 Mp 2 Bã đậu 58 7.8 0.78 Bđ 3 Rè 56 7.53 0.75 R 4 Dướng 46 6.18 0.62 D 5 Nghiến 38 5.11 0.51 Ngh 6 Nóng 36 4.84 0.48 N 7 Núc nác 32 4.3 0.43 NN 8 Thổ mật xoan 26 3.49 0.35 Thmx 9 Han voi 25 3.36 0.34 Hv 10 Cò ke 19 2.55 0.26 Ck Công thức tổ thành chính: 5.48Mp + 0.78Bđ + 0.75R + 0.62D + 0.51Ngh + 1.86Lkh.
Nhìn vào công thức tổ thành ta thấy, rừng ở đây có Mạy puôn là loài cây chiếm ưu thế với hệ số tổ thành 5.48, tiếp đó là Bã đậu, Rè, Dướng. Các loài còn lại xuất hiện với số lượng rất ít từ 0.26 – 0.48. Sở dĩ như vậy là vì trước đây việc người dân tại các thôn tiếp giáp với Khu bảo tồn đã lên rừng khai thác gỗ về xây dựng, đốt than và bán sang Trung Quốc, khiến cho cấu trúc rừng ở đây đã thay đổi. Các loài cây có giá trị cao và đặc trưng của núi đá vôi như Nghiến, Trai lý... đã bị khai thác kiệt, chỉ còn sót la ̣i những cây gỗ ít có giá trị xây dựng hoặc nhỏ chưa có trữ lượng. Mạy puôn là loài cây có giá trị thương phẩm thấp, vì loài này có đặc tính là bị rỗng ruột nên chúng ít bị tác động bởi con người. Mặt khác, đây là loài có thể tái sinh và phát triển tốt trên núi đá vôi cao từ 600 ÷ 650 m, nơi mà các loài ưu thế sinh thái trước đây không còn nữa. Bã đậu và Rè là những loài cây tiên phong ưa sáng, có mặt chủ yếu ở các chân núi và cận sườn, có chiều cao từ 4 ÷ 6 m, thích hợp với núi đá vôi nên chúng cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong công thức tổ thành.
4.2.2.2. Các trạng thái rừng nằm trong khu VCV phân bố
Sau khi tính toán giá trị trung bình của các nhân tố điều tra và đối chiếu với bảng phân loại rừng của Loestchaus. Đề tài đã xác định được 4 trạng thái rừng có trong khu vực nghiên cứu. Những thông tin cụ thể của các trạng thái được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4: Các nhân tố điều tra trong các trạng thái
T.T TC D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) N (cây/ha G (m2) M (m 3) Tỉ lệ CTA (%) Các loài cây chủ yếu IIIA1 0.56 12.48 8.51 3.47 1012 15.74 82.639 49.94
Mạy puôn, bã đậu, dẻ, cau, dướng, han voi, núc nác, rè, thổ mật xoan, trúc tiết
IIIA2 0.73 13.75 10.14 3.27 1120 22.31 127.537 86.81
Mạy puôn, cò ke, dầu chòong, nóng, thổ mật xoan
IIIA3 0.68 14.52 10.83 3.88 1154 25.96 161.991 78.54
Mạy puôn, nghiến, dướng, rè, núc nác, bã đậu
IIIB 0.71 17.02 10.55 3.75 1026 41.75 326.779 82.14 Mạy puôn
TB 0.67 14.44 10.01 3.59 1078 26.44 174.74 74.36
Ghi chú: T.T: Trạng thái; TC: Độ tàn che; CTA: Cây thức ăn
Số liệu bảng 4.4 cho thấy trong các nhân tố điều tra, mật độ cây giữa các trạng thái ít có sự sai khác. Mật độ trung bình từ 1012 đến 1154 cây/ha. Tuy nhiên, sự sai khác thấy rõ nhất ở các nhân tố điều tra D1.3,H, G, M. Trạng thái IIIA1 là trạng thái có sự sai khái rõ nhất về độ tàn che hay đường kính, chiều cao chênh lệch rất lớn với các trạng thái khác.
Kết quả điều tra cho thấy rừng ở đây chủ yếu là những cây tái sinh và còn sót lại một số cây lớn ít có giá trị có kích thước lớn. Vì vậy các chỉ số điều tra như
D1.3, Hvn trung bình đều nhỏ. Tuy nhiên tổng tiết diện ngang trung bình và trữ lượng trung bình đều lớn do mật độ cây tương đối cao, trung bình là 1078 cây/ha. Những cây lớn có ý nghĩa quyết định trong tổng tiết diện ngang và trữ lượng của các trạng thái. Trong các trạng thái thì trạng thái IIIB là trạng thái có thành phần cây tương đối đơn giản. Trong trạng thái này tỉ lệ Mạy puôn chiếm gần 90% có thể coi là thuần loài Mạy puôn. Diện tích của khu rừng này được tập trung tại khu vực trung tâm của vùng lõi và có diện tích khoảng 20ha.
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ cây thức ăn của VCV có trong các trạng thái rừng
Biểu đồ 4.5 cho thấy tỉ lệ cây thức ăn cao nhất ở trạng thái IIIA2 86.8% trạng thái này không phải là trạng thái có sự đa dạng về tổ thành loài cây nhưng tỉ lệ cây thức ăn là cao nhất. Như thông tin từ bảng 4.4 trạng thái IIIA1 là trạng thái có tổ thành loài cây đa dạng nhất nhưng tỉ lệ cây thức ăn 49.9% là thấp nhất trong các trạng thái. Sở dĩ như vậy là trạng thái IIIA1 là trạng thái trước đây bị tác động mạnh. Tuy nhiên, trong gần 10 năm, quá trình phục hồi tốt các cây tái sinh đã phát triển và trở thành tầng cây gỗ trong trạng thái. Những loài tái sinh phát triển trong trạng thái này khá đa dạng và chiếm ½ trong đó không phải là thức ăn của VCV.
143.52
214.26 215.52
308.29
IIIB IIIA3 IIIA2 IIIA1
Diện tích các trạng thái rừng trong khu VCV phân bố
Biểu đồ 4.6: Diện tích các trạng thái rừng trong khu VCV phân bố
Biểu đồ 4.6 cho thấy trạng thái IIIA1 chiếm diện tích lớn nhất chiếm 34.97%, tiếp đó là trạng thái IIIA2 chiếm 24.44%, trạng thái IIIA3 chiếm 24.30%, trạng thái IIIB chiếm 12.28% diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn. Qua đây cho thấy ở khu vực này rừng đang trong trạng thái phục hồi mạnh.
Biểu đồ 4.7: Mật độ cây theo trạng thái rừng trong khu VCV phân bố
Biểu đồ 4.7 cho thấy mật độ cây trong các trạng thái biến động không lớn mật độ cây dao động từ 1012 đến 1154 cây/ha. Trong đó mật độ cây lớn nhất là trạng thái IIIA1 - 1154 cây/ha tiếp đó là trạng thái IIIA2 - 1120 cây/ha. Trạng thái IIIA1 - 1012 là trạng thái có mật độ thấp nhất.
Tổ thành thực vật ở trạng thái rừng IIIA1
Tổng hợp kết quả điều tra tầng cây cao trên 4 OTC ( 01 Chân, 09 Sườn, 16
Đỉnh, 16 Chân ) lập trên trạng thái rừng IIIA1 tôi thông kê được 33 loài thực vật, với
198 cá thể.
Số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =
33 198
= 6.0(cây/loài).
Những loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA1 có số
lượng cá thể ≥ 6.0. Cụ thể các loài có mặt trong công thức tổ thành được thể hiện qua bảng 4.4:
Bảng 4.5: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIA1
STT Tên loài Số cây Tỷ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Bã đậu 35 23.81 2.38 Bđ 2 Dẻ cau 7 4.76 0.48 Dc 3 Dướng 10 6.80 0.68 D 4 Han voi 11 7.48 0.75 Hv 5 Mạy puôn 33 22.45 2.04 Mp 6 Núc nác 8 5.44 0.54 NN 7 Rè 27 18.37 1.84 R 8 Thổ mật xoan 8 5.44 0.54 Thmx 9 Trúc tiết 8 5.44 0.54 Trt Công thức tổ thành chính: 2.38Bđ + 2.04Mp + 1.84R + Hv + D + NN + Thmx + Trt + 1.01Lkh.
Ơ trạng thái IIIA1 thành phần loài cây có đa dạng, nhưng chủ yếu là các loài
thực vật tiên phong ưa sáng, ít có giá trị kinh tế, chúng phân bố chủ yếu ở chân núi đá vôi như: Bã đậu, Rè, Han voi và Dướng. Mạy puôn cũng có mặt và phân bố ở sườn núi. Ngoài ra còn có một số loài khác mọc rải rác trong các ô tiêu chuẩn như: Núc nác, Thổ mật xoan, Trúc tiết, Dẻ cau, Dướng.
Tổ thành thực vật ở trạng thái rừng IIIA2
Tổng hợp kết quả điều tra tầng cây cao trên 6 OTC (01 Sườn, 3 Chân, 6
Sườn, 07 Đỉnh, 07 Chân, 15 Sườn ) lập trên trạng thái rừng IIIA2 tôi thông kê được
34 loài thực vật, với 223 cá thể.
Số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =
34 223
= 6.55 (cây/loài).
Những loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA2 có số
lượng cá thể ≥ 6.55 được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIA2
STT Tên loài Số cây Tỉ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Cò ke 7 4.70 0.47 Ck 2 Dầu chòong 8 5.37 0.54 Dch 3 Mạy puôn 94 63.09 6.31 Mp 4 Nóng 33 22.15 2.21 N 5 Thổ mật xoan 7 4.70 0.47 Thmx Công thức tổ thành chính: 6.3Mp + 2.21N + Dch + 1.01Lkh.
Mạy puôn vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ 63.09% trong công thức tổ thành, thành phần loài còn đơn giản, chủ yếu là các loài tiên phong ưa sáng, mọc nhanh hoặc những loài còn sót lại trong rừng cũ nhưng sinh trưởng kém, sâu bệnh, cong queo thường gặp là: Nóng, Dầu chòong, Thổ mật xoan, Cò ke.
Tổ thành thực vật ở trạng thái rừng IIIA3
Tổng hợp kết quả điều tra tầng cây cao trên 8 OTC ( 02 Sườn, 03 Đỉnh, 06 Sườn, 05 Sườn, 10 Sườn, 12 Chân, 13 Sườn, 14 Đỉnh ) lập trên trạng thái rừng IIIA3 tôi thông kê được 42 loài thực vật, với 460 cá thể.
Số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =
41 460
= 11.21 (cây/loài).
Những loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA3 có số lượng cá thể ≥ 11.21 được thể hiện qua Bảng 4.6:
Bảng 4.7: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIA3
STT Tên loài Số cây Tỉ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Bã đậu 15 4.45 0.45 Bđ 2 Dướng 30 8.90 0.89 D 3 Mạy puôn 208 61.72 6.17 Mp 4 Nghiến 33 9.79 0.98 Ngh 5 Núc nác 23 6.82 0.68 NN 6 Rè 28 8.31 0.83 R Công thức tổ thành chính: 6.17Mp + Ngh + D + R + NN + 1.01Lkh.
Ở trạng thái này có sự xuất hiện của loài Nghiến, một loài cây quý hiếm và đặc trưng của núi đá vôi. Trước đây khu vực này là ưu thế sinh thái của Nghiến và Trai lý, nhưng do tác động mạnh mẽ của người dân xung quanh khu bảo tồn mà loài này đã bị khai thác kiệt. Từ khi khu bảo tồn được thành lập đến nay, chúng ta lại thấy loài này xuất hiện trở lại thì đây là một dấu hiệu khả quan trong công tác bảo tồn.
Tổ thành thực vật ở trạng thái rừng IIIB
Tổng hợp kết quả điều tra tầng cây cao trên 3 OTC (04Sườn, 04 Chân,
11Sườn) lập trên trạng thái rừng IIIB tôi thông kê được 13 loài thực vật, với 98 cá
thể.
Số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =
13 98
= 7.5 (cây/loài).
Những loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIB có số lượng cá thể ≥ 7.5.
Sau khi thống kê và tính toán, ở trạng thái này có duy nhất loài cây Mạy
puôn thỏa mãn điều kiện số lượng cá thể ≥ XTB. Do vậy Mạy puôn là cây gỗ chính
Bảng 4.8: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIB
STT Tên loài Số cây Tỉ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 May puôn 73 89.9% 8.99 Mp
Công thức tổ thành chính: 8.99Mp + 1.01Lkh.
Trạng thái này Mạy puôn chiếm ưu thế gần như hoàn toàn, do đó thành phần loài cây ở đây đơn giản nhất so với các trạng thái trước. Tuy nhiên, trữ lượng rừng lại lớn
nhất (M = 305 m3/ha). Mọc xen kẽ dưới tán Mạy puôn có một phần nhỏ các loài khác
như: Bã đậu, Han voi, Nghiến, Nhãn rừng, Núc nác.