Nghiên cứu về phục hồi sinh cảnh cho loài Vượn Cao Vít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 26)

Hiện nay chưa có một nghiên nghiên cứu nào cho việc phục hồi sinh cảnh cho một loài linh trưởng, các nghiên cứu trước đây liên quan tới phục hồi sinh cảnh thường hướng tới cho một nhóm đối tượng mà chứa chú trọng tới một loài cụ thể nào cả.

CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn Cao Vít (Nomacus natusus) tại khu vực khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, tại Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhằm góp phần tạo tiền đề cho các chương trình phục hồi sinh cảnh cho loài vượn quý hiếm này.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

1. Xác định được mối liên hệ giữa đặc điểm của thực vật với sự phân bố VCV.

2. Đánh giá được khả năng phục hồi sinh cảnh ngoài khu phân bố VCV.

3. Xác định được sức chứa của Khu bảo tồn cho loài VCV.

4. Đề xuất được một số giải pháp cho công tác bảo tồn và phát triển quẩn

thể VCV tại KBTLSC.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

1. Loài vượn Cao Vít – Nomascus nasutus.

2. Thảm thực vật, các loài thực vật bậc cao và các loài thực vật là thức ăn

của VCV ở KBT LSC huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

3. Sự tác động của người dân tới KBT.

2.3. Địa điểm nghiên cứu

Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh vượn Cao Vit thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

2.4. Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu hiện trạng và phân bố Vượn Cao Vít – Nomascus natutus tại KBT.

2. Nghiên cứu cấu trúc của các trạng thái rừng trong khu phân bố VCV và

trạng thái rừng ngoài khu phân bố của VCV tại KBT.

3. Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm của thực vật với sự phân bố của

4. Nghiên cứu khả năng phục hồi sinh cảnh VCV tại khu vực ngoài khu phân bố VCV trong KBT thông qua xác định thành phần các loài cây làm thức ăn cho VCV, và cấu trúc rừng trong các trạng thái rừng.

5. Xác định sức chứa của KBT cho loài VCV.

6. Đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn và phát triển quẩn thể

VCV tại KBTLSC.

2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Công tác chuẩn bị 2.5.1. Công tác chuẩn bị

Tổng hợp, thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu bao gồm: Đặc tính sinh thái và Sinh cảnh của giống vượn Nomascus và VCV, các nghiên cứu về phục hồi sinh cảnh, các nghiên cứu liên quan tới VCV. Tìm hiểu về KBTLSC, tại Trùng Khánh, Cao Bằng.

Chuẩn bị các trang thiết bị cho công tác ngoại nghiệp: Các loại bảng biểu, Máy ảnh, La bàn, GPS cầm tay, các loại thước đo, bản đồ địa hình, ống nhòm..

2.5.2. Thu thập số liệu ngoài thực địa

Thời gian thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 02/2011- 06/2011, với sự hỗ trợ của 3 sinh viên thực tập của Trường ĐHLN, cùng các trợ lý nghiên cứu và các nhân nhân viên của Tổ tuần rừng cộng đồng. Số liệu nghiên cứu được cập nhật vào trong máy tính theo từng đợt thu thập số liệu, xác định các thông tin cần thu thập bổ xung và tiến hành thu thập tiếp.

Để thu thập số liệu cho các đối tượng nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau.

2.5.2.1. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích của phỏng vấn: xác định các khu vực phân bố và không phân bố của loài VCV qua đó thiết lập các ô tiêu chuẩn nghiên cứu sinh cảnh cho loài VCV theo các trạng thái rừng mang tính chất điển hình của KBT.

Đối tượng phỏng vấn: là các nhân viên BQL Khu bảo tồn, 06 nhân viên trong tổ tuần rừng, tổ trợ lý nghiên cứu Vượn, người dân địa phương canh tác tại các thung lũng nằm trong vùng lõi KBT gặp được trong quá trình điều tra.

Nội dung phỏng vấn: để thu nhận thông tin ban đầu về các tuyến tuần tra, tuyến đường mòn, vị trí gặp thường xuyên gặp VCV, số đàn, số lượng cá thể mỗi đàn, xác định sơ bộ các vị trí quan sát khi tiến hành khảo sát thực địa. Căn cứ các kết quả đó xác định khu vực VCV phân bố và vùng sinh cảnh chính của chúng.

Phương pháp phỏng vấn: sử dụng bản đồ địa hình đối với các cán bộ kiểm lâm và tổ tuần rừng, tổ trợ lý nghiên cứu Vượn, kết hợp với việc kiểm chứng các thông tin với người dân trong quá trình điều tra

2.5.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến

Mục đích của điều tra theo tuyến: Điều tra VCV và khu vực phân bố của chúng. Xác định các khu vực lập OTC để nghiên cứu đặc điểm thực vật tại khu vực bên trong và ngoài khu phân bố VCV. Đánh giá hiện trạng và mức độ tác động của con người tới KBTLSC và VCV.

Nguyên tắc lập tuyến: Các tuyến điều tra phải được thiết lập phân bố rộng khắp các vùng điều tra và càng đi qua càng nhiều dạng sinh cảnh càng tốt. Tuyến điều tra có thể lập mới hoặc có sẵn. Có thể chọn các đường mòn nhỏ làm tuyến điều tra. Ở đây, chúng tôi sử dụng hệ thống tuyến điều tra đã được lập sẵn (do chính tác giả xây dựng trong chương trình thiết lập các tuyến tuần tra và giám sát VCV và đa dạng sinh học 2009 xây dựng) ở khu vực nghiên cứu. Tổng số có 13 tuyến (Hình 2.1) điều tra được xác lập tại khu vực nghiên cứu, chiều dài mỗi tuyến khoảng 2.5 – 5 km tuỳ theo địa hình. Trên mỗi tuyến cần xác định các khu vực lập ô tiêu chuẩn để nghiên cứu theo các trạng thái rừng điển hình trong và ngoài khu vực phân bố VCV.

Nguyên tắc điều tra trên tuyến: Trong quá trình điều tra trên tuyến yêu cầu phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không tạo ra tiếng ồn, không nói chuyện riêng, hút thuốc lá, hoặc làm các hoạt động riêng. Tốc độ di chuyển trên mỗi tuyến khoảng 1,5 – 2,5 km/ giờ tuỳ thuộc địa hình. Chú ý quan sát cả hai bên tuyến để phát hiện vượn. Nhằm đảm bảo thêm việc lập OTC theo đúng nội dung cần nghiên cứu, các vị trí lập OTC được kiểm tra và đánh dấu trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25000 và máy GPS.

Hình 2.1: Các tuyến điều tra tại KBTLSC

Trên mỗi tuyến xác định các điểm quan sát theo dõi vượn, tùy thuộc chiều dài các tuyến có số lượng điểm quan sát nhiều ít khác nhau. Tại điểm quan sát

chúng tôi ngồi quan sát khoảng 1 - 2 giờ, nếu không phát hiện được vượn thì di chuyển sang điểm quan sát khác. Khi phát hiện được vượn tiến hành quan sát, thu thập số liệu về thời gian, vị trí bắt gặp, số lượng cá thể, vị trí kiếm ăn, loại thức ăn, hướng di chuyển của đàn. Quan sát VCV bằng mắt thường, ống nhòm, thông tin ghi chép vào sổ thực địa. Khoanh vùng phân bố trên bản đồ địa hình các khu vực VCV được quan sát. Đồng thời trên các tuyến xác định các vị trí lập OTC theo các trạng thái điển hình có sử dụng GPS và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000 để ghi lại vị trí.

2.5.2.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

Mục đích lập OTC: Nghiên cứu các chỉ tiêu cho sinh cảnh của loài VCV bao gồm : cấu trúc tổ thành, mật độ loài cây phân bố, DBH, Hvn, Dt, thành phần các loài cây cung cấp thức ăn cho vượn theo các trạng thái rừng tại khu vực bên trong và ngoài khu phân bố VCV để nghiên cứu khả năng phục hồi sinh cảnh cho loài VCV.

Ô tiêu chuẩn sẽ được lập trên tất cả các sinh cảnh được xác đinh trong khu vực nghiên cứu. Mỗi sinh cảnh tôi lập từ 3- 6 ô tùy thuộc vào diện tích và địa hình. Kích thước của OTC sẽ là 10m x 50m. Việc xác định ô tiêu chuẩn dựa trên căn cứ từ các tài liệu nghiên cứu trước đây, quan sát tại thực địa, phỏng vấn các nhân viên tổ tuần rừng về vị trí thường xuyên bắt gặp vượn, để đảm bảo các ô tiêu chuẩn được lập đều đại diện sinh cảnh sống của vượn. Đối các khu vực ngoài khu VCV phân bố, các ô tiểu chuẩn cũng được thiết lập để làm căn cứ nghiên cứu khả năng phục hồi sinh cảnh. Vị trí các ô tiêu chuẩn được thiết lập ngẫu nhiên, điển hình cho các trạng thái sinh cảnh trong và ngoài khu vực VCV phân bố, các kiểu rừng bao gồm 3 kiểu chính điển hình : Rừng á nhiệt đới thường xanh thung lũng đá vôi núi thấp; Rừng á nhiệt đới thường xanh sườn đá vôi núi thấp; Rừng á nhiệt đới thường xanh ở đỉnh và phụ cận đỉnh. Với mỗi một trạng thái thiết lập các ô tiêu chuẩn với mỗi ô

tiêu chuẩn bằng 500m2 (10m x50m). Như vậy, đã có 36 ô tiêu chuẩn được thiết lập

trên toàn bộ khu bảo tồn trong khu có vượn phân bố và khu chưa có vượn phân bố (30 ô tiêu chuẩn). Tổng diện tích nghiên cứu chiểm 0,1125% tổng diện tích Khu bảo tồn. Các nội dung nghiên cứu trong ô tiêu chuẩn bao gồm: Phẫu đồ cây; Điều tra

tầng cây cao; Điều tra tái sinh tự nhiên dưới tán rừng; Điều tra cây bụi, thảm tươi (xem chi tiết tại phụ lục 2.1).

2.5.2.4. Phương pháp phân loại trạng thái rừng

Tất cả cả các chỉ số thực vật được tính toán và đối chiếu với hệ thống phân loại rừng của Loestchau, cụ thể các về các chỉ tiêu được trình bày trong (xem chi tiết tại phụ lục 3.1).

2.5.2.5. Phương pháp xác định các cây là thức ăn của VCV

Quan sát trực tiếp trong quá trình điều tra, phỏng vấn kiểm chứng thông tin đã có sẵn theo kết quả nghiên cứu trước đây về danh lục các loài cây cung cấp thức ăn của

VCV (báo cáo của FFI từ 2006 - 2011), xác định mật độ, chất lượng, tại các ô tiêu

chuẩn.

Đánh giá tỉ lệ % của sự tham gia của các cây làm thức ăn cho VCV tại các trạng thái rừng khác nhau, đặc biệt so sánh mức độ khác biệt gữa hai khu vực có vượn đang phân bố và chưa phân bố.

Nghiên cứu vai trò khác như nơi ngủ, di chuyển của các loài cây này vào sinh cảnh sống của VCV thông qua vào việc quan sát, phỏng vấn người dân

2.5.2.6. Phương pháp xác định mối liên hệ giữa đặc điểm của thực vật với sự phân bố của VCV

- Các giả thuyết đã được xây dựng trước khi nghiên cứu được:

+ Mật độ vượn khác nhau giữa các trạng thái rừng (sinh cảnh) khác nhau. + Mật độ vượn tương quan với đặc điểm thực vật, như trong bảng 3.

Bảng 2.1: Giả thiết các mối quan hệ giữa các biến thực vật và mật độ vượn

TT Tên biến Dự kiến mối quan hệ

với mật độ của vượn Giải thích rõ

1 Độ che phủ Mật độ vượn cao nơi

có độ che phủ cao

Vượn là loài chuyên sống và sử dụng tán cây để di chuyển.

2 Dt

3 Chiều cao Mật độ vượn cao hơn, nơi cây cao hơn

Vượn thích sử dụng các cấp tán cây cao hơn. Cây cao được sử dụng cho việc hót và ngủ

4 Đường kính trung bình

Mật độ vượn cao hơn những nơi có đường

kính trung bình lớn hơn. Nơi có nhiều cây lớn hơn và cung

cấp nhiều tán che phủ và đại diện nguồn thức ăn dồi dào hơn 5

Mật độ cây

đường kính >6cm Mật độ vượn cao hơn nơi có nhiều cây lớn

6

Tổng tiết diện ngang của những cây có đường kính > 6cm

Mật độ vượn cao hơn tổng hợp sinh khối của cây cao

Vượn được chuyên sống trên cây. Một sinh khối cao cây có nghĩa là một số lượng lớn cây và / hoặc sự hiện diện cây lớn

7 Tỉ lệ cây thức ăn

Mật độ vượn cao hơn, nơi thức ăn sẵn có hơn

Mật độ vượn đã được tìm thấy là tương quan với mật độ cây thức ăn và sinh khối của cây thức ăn

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình:Được trình bày trong phụ lục 3.2.

- Phương pháp xác định tên cây: Tên loài cây được xác định bằng các phương pháp sau:

+ Nhận biết trực tiếp ngoài thực địa

+ Kế thừa tên phổ thông và tên khoa học của những nghiên cứu trước đây trong các ô tiêu chuẩn thông qua số hiệu được treo trên từng cây.

+ Trường hợp không xác định được sẽ tiến hành giám định tại phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Lâm Nghiệp.

- Xác định các cây là thức ăn của VCV: Kế thừa nghiên cứu trước đây về danh lục các loài cây cung cấp thức ăn của VCV (số liệu của Hiền & Fan) và nghiên cứu tại thực địa, xác định mật độ, chất lượng cây cây thức ăn tại các ô tiêu chuẩn.

- Xác định các nhân tố liên quan tới tầng cây cao, cây tái sinh: Được trình bày trong phụ lục 3.3.

- Tính tương quan giữa đặc điểm thực vật với mật độ vượn: Tất cả các dữ liệu thu thập được sau đó tóm tắt thành 8 biến cho mỗi OTC: 1 độ tàn che, 2 chiều cao cây trung bình, 3 đường kính trung bình, 4 đường kính tán trung bình, 5 tổng

tiết diện ngang của tất cả các cây có đường kính  6 cm, 6 tổng số cây có đường

của VCV. Những cây thức ăn của VCV được xác định là loài cây có thể ăn được các bộ phận (lá, hoa, quả) trong khu vực (Kế thừa nghiên cứu trước đây về danh lục các loài cây cung cấp thức ăn của VCV (Báo cáo của FFI từ 2006 tới 2011).

So sánh các nhân tố điều tra giữa các trạng thái rừng bằng cách sử dụng thử nghiệm Kolmogorov – Smirno. Xác định tiềm năng tương quan giữa mật độ vượn và mỗi liên quan của các nhân tố điều tra là các đặc điểm thực vật đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng của tương quan Pearson . Phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra mối quan hệ giữa các thành phần này với mật độ vượn. Những nhân tố được xác định là tuyến tính với mật độ vượn ta tính hệ số tương quan và viết phương trình tương quan. Sau đó ước lượng điểm và khoảng giới hạn và điểm….. Những nhân tố tương quan ta tiếp tục phân tích theo các hàm phi tuyến tính khác nhau để xác định mối quan hệ.

Tất cả các xét nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng SPSS 16.0 với một

mức độ tin cậy Po < 0.05.

Sau khi có kết quả phân tích tôi kết hợp với việc đánh giá các mỗi đe dọa và các hoạt động bảo tồn đưa ra giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển quần thể VCV thông qua việc tác động và khắc phục sinh cảnh sống của vượn.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít 3.1.1. Vị trí địa lý

Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn đen Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nằm trong địa phận ba xã Phong Nậm, Ngọc Khê và Ngọc Côn thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khu Bảo tồn nằm cách thị xã Cao Bằng khoảng 70km, cách Hà Nội khoảng 300km về phía Đông- Bắc.

KBT nằm ở phía tây bắc của dãy núi đá vôi khu vực Đông Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Dải rừng trong khu bảo tồn chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và là khu vực đầu nguồn với ranh giới tự nhiên là hai nhánh của con sông Quây Sơn. Toàn bộ khu vực rừng của Khu

Bảo tồn Vượn Cao Vít trong khoảng tọa độ từ 22o53’đến 22o56.4’Vĩ độ Bắc và từ

106o30’ đến 106o33’ Kinh độ Đông.

Khu Bảo tồn được thành lập theo quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích vùng lõi là 1.656,8 ha thuộc trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt, trong đó khu vực hiện có VCV phân bố là 881,59 ha và khu vực còn lại là 774,41 ha, trong đó khu vực được người dân sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 21ha và vùng đệm là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 26)