Sức chứa của KBT cho loài VCV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 81 - 82)

Với diện tích khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cho loài VCV là 1.656 ha. Trong đó với 881,59ha hiện đang có vượn sinh sống thuộc các trạng thái rừng IIIA1 trở lên, chiếm gần 53% tổng diện tích KBT. Mật độ vượn trong nghiên cứu này là 2,24

đàn/km2, so với mật độ vượn ở một số khu khác con số này là ở mức trung bình

(xem phần 4.3.3). Theo nghiên cứu về vùng sống của Fan Pengfei (2010) [38] khi nghiên cứu 3 đàn vượn khu vực Bang liang phát hiện mỗi một đàn sử dụng từ 102 – 119 ha. Vì vậy, con số này chỉ ra ra rằng sinh cảnh hiện tại dường như vượt quá khả năng chịu đựng. Hơn nữa, tại khu vực này lại là khu vực phân bố của 3 loài linh trưởng khác là khỉ vàng, khi mốc, khỉ mặt đỏ, chúng đều là những loài cạnh trạnh trực tiếp tới môi trường sống và thức ăn của VCV. Các nghiên cứu tiếp theo nên xác định xem liệu các loài linh trưởng khác có cạnh tranh các loài là thức ăn quan trọng của VCV hay không. Kết quả sẽ mở ra câu trả lời chính xác hơn về sức chịu đựng của sinh cảnh tại khu vực này.

Diện tích còn lại của khu bảo vệ nghiêm ngặt có trạng thái từ Ic tới IIIA1, phân bố xen kẽ, dải rác tại các khu vực có VCV phân bố và chưa phân bố là

774,41ha. Theo kết quả nghiên cứu từ khu vực chưa có VCV phân bố khả năng tái sinh và thành phần cây làm thức ăn cho VCV là rất khả quan. Mặc dù vậy hầu hết các khu vực này có trạng thái rừng còn quá khác biệt so với khu vực VCV đang phân bố và đó cũng là một trong những nguyên nhân tại sao mà chưa có VCV phân bố.

Để tính toán sức chứa của KBT cho loài VCV về mặt lý thuyết, thì khi diện tích rừng còn lại của khu vực ngoài khu phân bố VCV được phục hồi được tới trạng thái IIIA1 trở lên. Đồng thời khu vực trong khu VCV phân bố giữ nguyên được trạng thái, thì KBT có thể đáp ứng được ít nhất cho khoảng 34 đàn với khoảng 190 cá thể. Tuy nhiên, trong thực tế sự thích nghi với môi trường sống và sự đấu tranh sinh tồn của các loài, sẽ có sự ảnh hưởng rõ rệt tới số lượng và chất lượng của các quần thể sinh vật, VCV cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Con số tính toán ở trên chỉ mang tính ước lượng. Do đó trong KBT này sức chứa cho loài VCV hoàn toàn có thể nhiều hơn hoặc bé hơn con số tính toán lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 81 - 82)