Công thức tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 77 - 79)

OTC số Trạng thái

rừng Công thức tổ thành

01,05 IIIA2 5 Bã đậu + 3.3 Han voi + 1.7 Loài khác.

02, 03, 04, 06, 14

IIIA1

1.1 An tức hương + 1.1 Thích bắc bộ + 1.1 Trai lý + Dướng + Mạy puôn + Rè + Vải guốc + 3.3 Loài khác.

07, 08, 09, 10, 11,

12, 13 IIB

Quếch + Bời lời lá tròn + Cò ke Á châu + Dướng + Thừng mực lông + Thổ mật trứng – Bùng bục – Cà diên – Cánh kiến – Mạy ngàn – Mãi táp gân chệch – Nghiến – Núc nác – Si lá to – Vải guốc + 2.7 Loài khác.

15, 16 Ic 4.8 Thích bắc bộ + 2.3 Trai lý + 1.2 Dướng +

Nhìn vào công thức tổ thành cây tái sinh ta thấy ở trạng thái IIIA2 có số loài cây tham gia vào công thức tổ thành ít, chủ yếu là những cây tiên phong ưa sáng như: Bã đậu, Han voi…. Vì vậy, kết cấu rừng của lâm phần này rất đơn giản và rời rạc. Do đó cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế sự tác động tiêu cực của con người để xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên cho rừng phục hồi lại.

Còn ở trạng thái IIIA1 và IIB thì kết cấu rừng có phức tạp hơn ở trạng thái

IIIA2 nhưng chủ yếu vẫn là các loài cây ưa sáng mọc nhanh và ít có giá trị, số lượng

cá thể của mỗi loài lớn hơn. Các loài cây tái sinh cũng đã đa dạng hơn, đặc biệt ở các trạng thái này đã có sự góp mặt của các loài cây quý hiếm trong công thức tổ thành như: Trai lý, Mạy puôn, Nghiến…. Còn ở trạng thái Ic thì cây tái sinh có số lượng khá lớn nhưng chủ yếu là những cây ưa sáng mọc nhanh có triển vọng.

4.4.5.Thành phần cây bụi thảm tươi

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sinh trưởng và phát triển của cây bụi thảm tươi ở toàn khu vực là khá tốt. Một số loài thường gặp là: Dương xỉ, Ráy bò, Tổ điểu, Han tía, Giả sa nhân, Cỏ lá tre, Cỏ xước, Mâm xôi…. Như vậy về thành phần loài ở đây rất đa dạng bao gồm cả cây bụi, cây thân thảo ưa sáng, chịu hạn,…. Ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu qua điều tra có bắt gặp một số loài cây quý hiếm thuộc nhóm cây bụi thảm tươi như: Cốt toái bổ, Trọng lâu nhiều lá, mọc ở những nơi ẩm thấp ít ánh sáng, ít người đi vào, còn những nơi gần đường mòn thì hầu như đã bị người dân khai thác hết.

Sự đa dạng về thành phần các loài như thân thảo, dây leo, bụi rậm, cây gỗ nhỏ chiếm tỉ lệ khá lớn trong khu vực cho thấy tính đa dạng thực vật trong khu vực là những trạng thái thực vật rừng nghèo.

4.4.6. Thành phần thức ăn của VCV tại ngoài khu VCV phân bố

4.4.6.1. Thành phần thức ăn của VCV trong toàn khu vực

Qua điều tra và thu thập số liệu thì số loài cây mà VCV dùng làm thức ăn được phát hiện ở khu vực này có 23 loài làm thức ăn cho VCV và thuộc 12 họ. Số loài làm thức ăn của VCV thì chủ yếu là các loài thuộc tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi cũng có nhưng ít hơn. Trong 12 họ làm thức ăn cho VCV thì họ Dâu tằm

(Moraceae) có số loài nhiều nhất là 7 loài, họ Đay (Tiliaceae) có 3 loài và các họ khác mỗi họ có một hoặc 2 loài (xem chi tiết tại phụ lục 1.8)

Từ kết quả điều tra được về các loài cây mà VCV sử dụng làm thức ăn đã tổng hợp được tỉ lệ của các loài dưới bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)