Hiện trạng quản lý và giải pháp phục hồi sinh cảnh cho loài VCV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 82)

4.6.1. Hiện trạng quản lý

4.6.1.1. Trước khi thành lập Khu bảo tồn

Theo kết quả phỏng vấn và các thông tin từ các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, trước khi thành lập khu bảo tồn, hiện tượng săn bắn là sảy ra thường xuyên bởi người dân địa phương và người dân bên kia biên giới. Ý thức của mọi người về vấn đề bảo tồn chưa cao, họ chỉ nghĩ đến cuộc sống hàng ngày của gia đình. Tỷ lệ số người tham gia săn bắn là 30% số dân. Một số loài động vật quý hiếm đã bị tuyệt diệt trong giai đoạn này, trong đó có các loài như Hổ, Báo gấm, Vooc Má Trắng, Cu li, Tê Tê, Nhím, ..

Khai thác gỗ được người dân địa phương và người dân bên Trung Quốc thực hiện một cách triệt để, Các loài cây gỗ có giá trị sử dụng đều bị khai thác cạn kiệt cho các mục đích như làm nhà, bán, đốt than, đốt vôi, chỉ những cây gỗ không thể sử dụng vào các mục đích trên hoặc được tái sinh mới còn sót lại. Tỷ lệ người dân tham gia khai thác cao chiếm tới 76% tổng số dân. Tình trạng quản lý trong giai đoạn này

không thể thực hiện được, do ranh giới chưa được phân định rõ ràng với Trung Quốc, lực lượng kiểm soát mỏng, nhu cầu của người dân khắc phục hậu quả sau chiến tranh quá lớn.

Hoạt động khai thác củi trước khi thành lập khu bảo tồn đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm thập niên 1990, mọi người dân vẫn thường vào rừng lấy củi để đun nấu, đốt vôi, .. hoặc để bán. Quản lý rừng chưa tốt, do chưa có Ban quản lý KBT, tổ tuần rừng cộng đồng và quy ước do thôn bản đề ra. Hầu hết các hộ gia đình đều vào rừng khai thác củi đun vì không có nguồn nguyên liệu khác, và khoản thu nhập từ bán củi là rất lớn để trang trải nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, tỷ lệ số hộ tham gia khai thác củi rất cao chiếm tới 87 % tổng số hộ gia đình. Hậu quả là nhiều diện tích rừng trên núi đá vôi đó bị khai thác kiệt quệ bên trong và xung quanh khu bảo tồn.

Hiện tượng canh tác nương rẫy rất phổ biến trong KBT, diện tích trong thời điểm cao nhất tới hơn 100ha với tỷ lệ người dân tham gia là 44% tổng số dân. Nguyên nhân chính là do thiếu đất canh tác nông nghiệp, phong tục tập quán canh tác nương rẫy của người dân địa phương.

Chăn thả gia súc là hoạt động cũng tác động rất lớn đến khu bảo tồn, vì hầu như gia đình nào cũng chăn nuôi trâu bò để lấy sức kéo làm nông nghiệp, nuôi dê bán. Đây là thời kỳ chăn thả gia súc tự do nhất, người dân vẫn theo phong tục tập quán thả rông trâu bò vào rừng để chúng tự kiếm ăn. Các hoạt động đó đã phá hoại sinh cảnh rừng. Tỷ lệ chăn thả gia súc cao 86% số hộ gia đình.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ được người dân thực hiện thường xuyên. Vào thời điểm nông nhàn, người dân thường vào rừng khai thác phong lan, cây thuốc, lá dong... hoạt động này đã tác động vào rừng. Tỷ lệ người dân tham gia khai thác chiếm 79% tổng số dân.

Nhận xét :

Các hoạt động tác động vào KBTLSC trước khi thành lập KBT bởi cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng là chủ yếu. Nguyên nhân là do nhu cầu từ cuộc sống, cộng với việc chưa ý thức được lợi ích từ bảo tồn dẫn đến việc sảy ra hiện tượng

khai thác quá mức và thiếu tính bền vững. Thêm vào đó, sự quản lý thiếu kiểm soát của các lực lượng chức năng, đã làm cho tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng.

4.6.1.2. Sau khi thành lập Khu bảo tồn

Căn cứ và các báo cáo kỹ thuật của FFI và BQL KBT, tỷ lệ săn bắn đã thấp đi rất nhiều so với trước khi thành lập KBT. Hiện tượng săn bắn VCV đã chấm rứt hoàn toàn, các loài động vật quý hiếm khác cũng được bảo vệ và phát triển tốt, trong quá trình thực hiện nghiên cứu cũng đã phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở đây như Hươu xạ, Sơn dương, Gấu ngựa, Sóc bay lớn với tần xuất bắt gặp là khá thường xuyên.

Khai thác gỗ sửa guồng, phai tuy đã giảm so với trước khi thành lập khu bảo tồn. Tuy nhiên, do phong tục tập quán lấy nước vào đồng bằng guồng, phai nên khi hỏng phải sửa chữa. Do đó tuy đã được tuyên truyền nâng cao nhận thức nhưng một số người dân vẫn cố tình vào rừng lấy gỗ. Nên cần có giải pháp cho vấn đề này.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ tuy đã giảm, nhưng hoạt động này chưa thể ngăn chặn triệt để. Tỷ lệ số người tham gia khai thác giảm xuống chỉ còn 20 % tổng số dân.

Hoạt động lấy củi đã giảm rõ rệt. Dự án bảo tồn vượn Cao Vít đã hỗ trợ về sinh kế như làm bếp Biogas, bếp lò cải tiến, trồng cây lấy củi tại những khu đất trống trong thôn, việc khai thác củi bán sang Trung Quốc đã bị ngăn chặn nên hoạt động lấy củi đã giảm tới 70% so với trước khi thành lập khu bảo tồn.

Hoạt động làm nương đã được quy định trong hương ước của các cuộc họp thôn, do đó ý thức của người dân được nâng cao, đa số mọi người tự giác chấp hành các quy định trong hương ước của thôn. Tỷ lệ tham gia giảm xuống chỉ còn 16 % tổng số hộ gia đình, diện tích còn khoảng 15ha. Đặc biệt, việc canh tác nương bên xã Phong Nậm đang dần dần tiến tới xoá bỏ.

Chăn thả gia súc được thực hiện theo quy định trong hương ước của thôn. Các thôn nằm trong khu vực được đánh giá giá là tác động mạnh tới KBT hiện đã thực hiện việc di rời dê ra khỏi khu vực này, tình hình chăn thả các loài gia súc khác

đã được kiểm soát với những quy hoạch vùng chăn thả và trồng cây thức ăn cho gia súc, tỷ lệ chăn thả giảm xuống chỉ còn 14 % số hộ gia đình.

Nhận xét:

Với sự nỗ lực của chính quyền để thành lập khu bảo tồn, cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức FFI và sau này còn có sự tham gia của các tổ chức khác, mà KBT đã được quản lý tốt. Cơ chế hợp tác liên ban nghành, hương ước thôn bản trong vấn đề QLBVR được xây dựng và thực hiện tốt. Kế hoạch điều hành quản lý cho KBT được VCF phê duyệt đã tạo cơ sở thuận lợi cho chiến lược bảo tồn lâu dài cho Ban quản lý KBT.

Công tác quản lý và bảo vệ rừng đang được thực hiện thường xuyên, đã tạo ra được một khu vực an toàn cho loài VCV cũng như góp phần bảo vệ được một khu vực với giá trị sinh học cao.

Các hoạt động khai thác gỗ, củi đó được giảm mạnh. Tuy nhiên, sự mất mát các cây gỗ có giá trị và cây gỗ lớn trong khu vực, đã làm khả năng phục hồi rừng diễn ra rất chậm. Ngoài ra, việc khai thác gỗ chọn bất hợp pháp (chủ yếu để tu sủa nhà và làm guồng cọn) và đặc biệt việc chặt củi phục vụ nhu cầu tại chỗ vẫn còn xảy ra tại cả ba xã.

So sánh mức độ tác động vào KBT trước và sau khi thành lập khu bảo tồn đã giảm đi rất nhiều và được kiểm soát. Ý thức người dân được nâng cao một cách rõ rệt, chứng tỏ công tác bảo tồn VCV hoạt động hiệu quả. Số lượng VCV tăng lên rõ rệt, trước khai thành lập KBT là 24 ÷ 27 cá thể thì sau khi thành lập KBT số lượng VCV tăng lên là 101 cá thể. Rừng đang được phục hồi tốt và các loài động vật hoang dã được phát triển.

4.6.2. Giải pháp phục hồi sinh cảnh cho loài VCV

Kết quả nghiên cứu cho thấy VCV phân bố từ trạng thái rừng IIIA trở lên và có tỷ lệ cây thức ăn từ 49,94 – 86,81%. Vì vậy chương trình phục hồi và mở rộng vùng sinh cảnh sống cho quần thể VCV, phải thực hiện việc xúc tiến tái sinh tại các trạng thái rừng kém chất lượng, đồng thời cải thiện chất lượng sinh cảnh tại khu vực vượn đang phân bố, đồng thời mở rộng diện tích KBT một cách tối đa nhất nhằm

dãn mật độ cho các loài linh trưởng cạnh tranh khác. Trong đó cần chú trọng nhiều tới các nhân tố chính bao gồm D1.3,G, Gta. Vì đây là những nhân tố tương quan mạnh mẽ với mật độ vượn trong khu vực. Để thực hiện chương trình phục hồi sinh cảnh cho loài VCV cần thực hiện các giải pháp sau:

4.6.2.1. Giải pháp về kỹ thuật

Qua nghiên cứu này cho thấy, trạng thái rừng càng tốt thì mật độ vượn càng cao, sức chứa càng lớn. Việc cải thiện chất lượng rừng lên các trạng thái cao hơn là việc phải thực hiện.

- Cải thiện chất lượng sinh cảnh trong khu vực VCV phân bố: Trồng bổ xung các loài cây làm thức ăn cho vượn tại các lỗ trống trong các trạng thái rừng, để tăng tối đa diện tích sử dụng sinh cảnh. Đối với một số trạng thái có thành phần cây thức ăn ít, còn có vai trò như tạo khả năng tái sinh tại chỗ sau này cho các loài cây này. Mục tiêu là đạt được cấu trúc rừng nhiều tầng tán với sự tham gia của nhiều loài cây làm thức ăn cho vượn.

- Cải thiện chất lượng rừng ngoài khu vực VCV phân bố:

+ Tiến hành khoanh nuôi phục hồi rừng kết hợp với việc trồng bổ xung một số loài cây làm thức ăn cho vượn, tại các khu vực có mật độ cây tái sinh nhiều và chất lượng cây tái sinh tốt, các trạng thái được ưu tiên là IIA và IIB. Trong tương lai khi các trạng thái này được phục hồi lên trạng thái cao hơn sẽ tạo cơ hội cho VCV mở rộng được sinh cảnh của chúng.

+ Đối với trạng thái rừng dưới IIA cần tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung các loài cây trong những khu vực ít cây tái sinh và bị dân khai thác quá mạnh. Có thể trồng bổ sung các loài cây làm thức ăn cho vượn và tạo cấu trúc rừng bền vững, có thể đáp ứng được điều kiện sinh cảnh sống cho loài VCV sau này như: Trai, Nghiến, Xoan nhừ, Dâu da xoan, Mạy puôn, Thích bắc bộ.. Ưu tiên thực hiện biện pháp này tại các khu vực đóng vai trò là cầu nối cho vượn di chuyển tới các khu vực khác có chất lượng rừng tốt hơn, các khu vực đó thường là khu vực sườn núi và chân núi.

+ Khu vực đất nương rẫy mới bỏ hoang, cần thiết kế trồng rừng dựa vào

trồng rừng với sự có mặt của nhiều loài cây gỗ làm thức ăn cho vượn, mà tương lai có thể tạo ra một cấu trúc rừng phức tạp với nhiều tầng tán. Ưu tiên thực hiện giải pháp này tại các khu vực trung tâm của KBT.

Mở rộng ranh giới KBT: Do dặc điểm địa lý của KBT và đặc thù chính sách xã hội tại địa phương, mà diện tích có thể được mở rộng chỉ có thể thực hiện với tất cả diện tích đất rừng trên khu vực núi đá vôi tiếp giáp với ranh giới KBT hiện nay và đang được giao khoán cho người dân bảo vệ của ba xã Ngọc Khê, Ngọc Côn và Phong Nậm. Tổng diện tích khu vực rừng này là vào khoảng 1000ha. Nếu khu vực này được đưa vào KBT sẽ tạo ra một khu vực rộng lớn hơn cho các loài động vật sinh sống, nhưng sẽ là một thách thức lớn cho việc quản lý bảo vệ rừng bới sức ép của người dân sẽ tăng lên do không còn khu vực nào để khai thác củi và LSNG. Biện pháp này phải đi đôi với giải pháp về chính sách.

4.6.2.2. Giải pháp quản lý

Tăng cường thực thi pháp luật:Trong khu vực một số vấn đề còn tồn tại như:

súng vẫn còn trong dân, khai thác gỗ vì vây cần thực hiện các các chương trình hành động như:

+ Thực hiện chương trình giao nộp súng tự nguyện. + Cưỡng chế đối với đối tượng.

+ Xử phạt với những trường hợp vi phạm.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Tăng cường công tác giáo dục

môi trường, giáo dục bảo tồn nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa cho người dân địa phương về các văn bản pháp luật trong công tác bảo tồn và tầm quan trọng của khu vực cũng như về loài VCV ở đây.

Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học: Những thông tin về sinh thái tập tính còn hạn chế như kích thước vùng sống, sức chứa của sinh cảnh, sự cạnh tranh tới môi trường sống của loài VCV với các loài động vật khác, đặc biệt là các loài linh trưởng có trong KBT. Vì vậy cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp thông tin về các vấn đề này để từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển quần thể VCV và sinh cảnh của chúng.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Hiện tại khu bảo tồn VCV đang có một cơ chế hợp tác với khu bảo tồn Bangliang, Trung Quốc theo chương trình hợp tác liên biên giới về công tác bảo tồn. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài là FFI, PRCF, vườn thú Twycross Zoo phối hợp với chính quyền địa phương và ban quản lý trong nỗ lực nhằm bảo tồn VCV ở Trùng Khánh, Cao Bằng. Việc tăng cường hợp tác quốc tế sẽ đem đến nhiều cơ hội, cụ thể là kinh nghiêm quản lý và năng lực tài chính. Sự tham gia của các tổ chức nước ngoài sẽ đem lại nhiều nguồn đầu tư cho các hoạt động bảo tồn.

4.6.2.3. Giải pháp chính sách

Tăng cường sinh kế cho người dân: Nhằm giảm thiểu tối đa cho sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân địa phương. Cần có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế theo hướng không phụ thuộc vào rừng như, phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, nghề thủ công mỹ nghệ.. nhằm tận dụng tối đa lợi thế vị trí của khẩu. Bên cạnh đó đẩy mạnh hệ thống khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân có được lợi ích kinh tế cao hơn từ sản xuất nông lâm nghiệp.

Chiến lược bảo tồn lâu dài cho loài VCV: Xây dựng chiến lược lâu dài cho công tác bảo tồn lồng ghép với việc hoạch định phát triển kinh tế bền vững tại địa phương. Chiến lược này phải được thực hiện với sự tham gia cao nhất của người dân địa phương. Tuy nhiên chiến lược này cần được dựa vào tình hình và khả năng thực tế tại địa phương.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu một số đặc điếm sinh thái của loài VCV tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh VCV, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Đề tài đã bổ xung thêm phân bố của 01 đàn VCV, nâng tổng số đàn vượn có mặt tại khu vực nghiên cứu lên 18 đàn VCV. Số lượng cá thể lên từ 99 – 101 cá thể, đàn lớn nhất có tới 9 cá thể, đàn nhỏ nhất có 2 cá thể, trung bình mỗi đàn có 5 – 6 cá thể, trong số này có 26 cá thể đực trưởng thành và 30 cá thể cái trưởng thành được ghi nhận.

- Hiện tại VCV phân bố trên diện tích là khoảng 881.59ha thuộc 4 trạng thái rừng là IIIA1, IIIA2, IIIA3, IIIB. Trong đó trạng thái IIIB có mật độ phân bố VCV lớn nhất và trạng thái IIIA1 là nhỏ nhất. Trong các trạng thái này đã xác định được có 87 loài thực vật bậc cao thuô ̣c 71 chi, 53 ho ̣ của 2 ngành thực vâ ̣t có cấu trúc rừng với thành phần các loài cây chính tham gia công thức tổ thành là: 5.48Mp + 0.78Bđ + 0.75R + 0.62D + 0.51Ngh + 1.86Lkh. Tỷ lệ cây thức ăn của VCV ở các trạng thái rừng là khác nhau với mức độ biến động từ 49.9% của trạng thái IIIA1 tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)