TT Tên loài Số cây Tỉ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Mạy puôn 408 54.84 5.48 Mp 2 Bã đậu 58 7.8 0.78 Bđ 3 Rè 56 7.53 0.75 R 4 Dướng 46 6.18 0.62 D 5 Nghiến 38 5.11 0.51 Ngh 6 Nóng 36 4.84 0.48 N 7 Núc nác 32 4.3 0.43 NN 8 Thổ mật xoan 26 3.49 0.35 Thmx 9 Han voi 25 3.36 0.34 Hv 10 Cò ke 19 2.55 0.26 Ck Công thức tổ thành chính: 5.48Mp + 0.78Bđ + 0.75R + 0.62D + 0.51Ngh + 1.86Lkh.
Nhìn vào công thức tổ thành ta thấy, rừng ở đây có Mạy puôn là loài cây chiếm ưu thế với hệ số tổ thành 5.48, tiếp đó là Bã đậu, Rè, Dướng. Các loài còn lại xuất hiện với số lượng rất ít từ 0.26 – 0.48. Sở dĩ như vậy là vì trước đây việc người dân tại các thôn tiếp giáp với Khu bảo tồn đã lên rừng khai thác gỗ về xây dựng, đốt than và bán sang Trung Quốc, khiến cho cấu trúc rừng ở đây đã thay đổi. Các loài cây có giá trị cao và đặc trưng của núi đá vôi như Nghiến, Trai lý... đã bị khai thác kiệt, chỉ còn sót la ̣i những cây gỗ ít có giá trị xây dựng hoặc nhỏ chưa có trữ lượng. Mạy puôn là loài cây có giá trị thương phẩm thấp, vì loài này có đặc tính là bị rỗng ruột nên chúng ít bị tác động bởi con người. Mặt khác, đây là loài có thể tái sinh và phát triển tốt trên núi đá vôi cao từ 600 ÷ 650 m, nơi mà các loài ưu thế sinh thái trước đây không còn nữa. Bã đậu và Rè là những loài cây tiên phong ưa sáng, có mặt chủ yếu ở các chân núi và cận sườn, có chiều cao từ 4 ÷ 6 m, thích hợp với núi đá vôi nên chúng cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong công thức tổ thành.
4.2.2.2. Các trạng thái rừng nằm trong khu VCV phân bố
Sau khi tính toán giá trị trung bình của các nhân tố điều tra và đối chiếu với bảng phân loại rừng của Loestchaus. Đề tài đã xác định được 4 trạng thái rừng có trong khu vực nghiên cứu. Những thông tin cụ thể của các trạng thái được trình bày trong bảng 4.4.