Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 38)

Kết quả điều tra về điều kiện kinh tế - xã hội và sử dụng tài nguyên tại xã Phong Nậm, Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho thấy: Bên trong Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít không có xóm nào nằm trong vùng lõi, có 28 xóm nằm trong vùng đệm bao gồm 9 xóm thuộc xã Phong Nậm và 19 xóm thuộc xã Ngọc Khê và Ngọc Côn. Hầu hết các xóm đều nằm gần ranh giới phía Đông Bắc và Tây Nam của Khu Bảo tồn.

3.2.1. Dân số

Tổng số dân cư là 6.434 nhân khẩu thuộc 1325 hộ gia đình sinh sống tại 22 xóm trong và gần Khu bảo tồn với trung bình 4,84 người/hộ gia đình. Mật độ dân số cao nhất tập trung tại phía Đông Nam và Tây Nam khu bảo tồn.

Xã Ngọc Khê – Ngọc Côn có 5.132 người chiếm 80% tổng số dân của ba xã. Cộng đồng dân cư ở đây bao gồm người Tày và Nùng. Xã Phong Nậm có 1.302 người chiếm 20% tổng số dân gồm thành phần là người Tày và Nùng.

Có rất ít đất nông nghiệp trong Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vít và hoạt động nông nghiệp bị hạn chế ở các thung lũng nhỏ. Hầu hết các cộng đồng dân cư địa phương đều có nghề canh tác là trồng lúa, ngô, khoai sọ và nuôi gia súc gia cầm (lợn, bò, trâu, gà, vịt). Một số hộ còn nuôi thêm dê hoặc ngựa. Tại khu vực

Ngọc Khê – Phong Nậm, các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và ngô (mỗi loại chỉ có 1vụ/năm), ngoài ra dân còn trồng lúa mì, đậu tương, sắn, khoai lang... Sản xuất nông nghiệp tại hai xã này bị hạn chế bởi thời tiết, địa hình núi đá vôi dốc, trình độ văn hoá thấp và thả rông gia súc làm chi phí sản xuất cao.

Cộng đồng dân cư sống bên ngoài Khu bảo tồn của một số xóm vẫn thường xuyên vào thung lũng bên trong ranh giới Khu bảo tồn canh tác trồng trọt ngô và chăn thả gia súc như trâu, bò, dê.

Người dân sinh sống tại các xóm trong hai xã có truyền thống gần gũi và phụ thuộc vào rừng và các tài nguyên rừng. Do đó, người dân địa phương còn sử dụng tài nguyên rừng như khai thác lâm sản (củi, gỗ, cây thuốc...), canh tác nông nghiệp và chăn thả gia súc trong Khu bảo tồn.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng

Giao thông: xã Ngọc Khê – Ngọc Côn có đường tỉnh lộ 217 chạy từ trung tâm huyện Trùng Khánh đến cửa khẩu Pò Peo dài 22 km. Xã Phong Nậm có đường giao thông chính chạy dọc xã từ Bắc xuống Nam tới trung tâm huyện. Một số xóm có đường giao thông đi lại rất khó khăn như Giốc Rùng, Nà Tông...

Điện lưới: Hiện nay xã Ngọc Khê có 927 hộ có điện lưới quốc gia chiếm 89,73% số hộ trong xã, chỉ còn lại 3 xóm là Lũng Lầu, Khả Mong, Nà Bai và một số hộ của xóm Đỏng Ỏi là chưa có điện. Xã Phong Nậm phần lớn có số hộ trong xã đều có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng và phân bố của VCV tại KBT

4.1.1. Hiện trạng quần thể VCV tại KBT

Từ kết quả khảo sát năm 2007 và các kết quả được cập nhật thường xuyên từ đó đến nay tôi tiến hành điều tra bổ sung trong chuyến thu thập số liệu năm 2011. Đề tài đã xác định trong vùng phân bố vượn có 18 đàn VCV với số lượng cá thể lên từ 99 - 101 cá thể, đàn lớn nhất có tới 9 cá thể, đàn nhỏ nhất có 2 cá thể, trung bình mỗi đàn có 5 – 6 cá thể, trong số này có 26 cá thể đực trưởng thành và 30 cá thể cái trưởng thành được ghi nhận. Thông tin chi tiết về các đàn được trình bày trong phụ lục 1.5.

Tỉ lệ thành phần giới tính theo tuổi của quần thể VCV tại KBT năm 2011 được phân tích và tổng hợp theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ thành phần giới tính theo tuổi của quần thể VCV

Biểu đồ 4.1 cho thấy tỉ lệ thành phần giới tính và tuổi trong quần thể có sự khác nhau. Cá thể cái trưởng thành chiếm tỉ trọng lớn nhất (30.31%) trong quần thể VCV tại khu vực điều tra, tiếp đó là cá thể đực trưởng thành chiếm 26.27%, con bán trưởng thành chiếm 27.28% và cuối cùng là con non chiếm 13.14%. Trong đó con non là những cá thể khoảng 1 – 2 năm tuổi vẫn còn phụ thuộc và bám vào mẹ. Với tỷ lệ con non tương đối cao với đối tượng vượn có độ tuổi sinh sản từ 5-7 năm thì

cho thấy khả năng sinh sản là khá tốt. Điều này cho thấy có sự tăng trưởng về số lượng cá thể trong các đàn vượn tại khu vực nghiên cứu.

4.1.2. Biến động quần thể qua các năm

Tính từ năm 2002 khi mới được phát hiện số lượng VCV trong khu vực mới có 28 cá thể, nhưng đến năm 2011chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, số lượng cá thể VCV đã tăng lên 101 cá thể gấp 3.6 lần ban đầu. Số lượng cá thể VCV đã ghi nhận trong các cuộc khảo sát được trình bày trong bảng 4.1:

Bảng 4.1: Số lượng các đàn VCV ghi nhận được từ năm 2002 đến 2011

TT Số đàn Số cá thể Điều tra/Tổng khảo sát QS

1. 03 08 Lã Quang Trung & Trịnh Đình Hoàng (01/2002). 6

2. 03 17 Lã Quang Trung và cs. (05/2002). 14 3. 05 26 – 28 Geissmann và cs. (08/2002). 13 4. 08 37 Trịnh Đình Hoàng (10/2004). 10 5. 06 30 Lã Quang Trung (04/2005). 10 6. 10 27 Vũ Ngọc Thành và cs. (11/2005). 8 7. 03 18 Chan và cs. (09/2006). 4 8. 07 22-30 Trịnh Đình Hoàng (04/2007). 5 9. 17 94-96 Lê Trọng Đạt và cs. (09/2007).* 12 10. 18 99 – 101 Nguyễn Thế Cường và cs. (02/2011).* 15

Ghi chú: QS: Số ngày quan sát;* Các cuộc khảo sát mà tác giả tham gia

Từ số liệu thống kê từ bảng 4.1 ta có biểu đồ so sánh sau:

Biểu đồ 4.3: So sánh sự gia tăng về số lượng cá thể VCV qua các năm

Biểu đồ 4.2 và 4.3 cho ta thấy số lượng đàn và cá thể VCV qua các năm được phát hiện tăng lên khá lớn. Đây là dấu hiệu vô cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này cũng khẳng định rằng đã có sự thành công nhất định trong công tác bảo tồn loài VCV nói riêng, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học nói chung tại khu vực.

Nguyên nhân ở đây có thể do: thứ nhất, đây là dấu hiệu vô cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thứ hai, nỗ lực điều tra trong năm gần đây là nhiều hơn so với trước đây. Thứ ba, các quần thể được bảo tồn tốt nên biểu hiện xu hướng phát triển. Biểu hiện ở đây đó là sự xuất hiện thường xuyên các con non trong các đàn quan sát được trong thời gian gần đây.

4.1.3. Phân bố VCV tại KBTLSC

Điều tra về phân bố của VCV được tiến hành tại hai Quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây. Cho tới nay, đợt điều tra quy mô nhất được thực hiện vào tháng 9 năm 2007, đây là cuộc điều tra tổng thể đầu tiên được kết hợp giữa hai Quốc gia tại khu vực VCV phân bố. Tại Việt Nam, đã ghi nhận được 17 đàn với khoảng 94 (96) cá thể, địa điểm ghi nhận VCV được thể hiện trên hình 4.2; Trung Quốc ghi nhận được 3 đàn với khoảng 19 cá thể.

Trong đợt điều tra bổ sung tháng 2 năm 2011 ghi nhận thêm đàn thứ 18 với 5 cá thể, nâng tổng số cá thể VCV trong khu bảo tồn lên 101 cá thể. Tuy nhiên, số lượng cụ thể của từng đàn chưa được cập nhật một cách chính xác do không quan sát chi tiết được tất cả các đàn trong KBT tại thời điểm nghiên cứu. Như vậy KBTLSC, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là nơi có số lượng cá thể VCV lớn nhất và duy nhất hiện nay ở Việt Nam và trên Thế giới, cho thấy KBT có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế trong công tác bảo tồn loài VCV quý hiếm này.

Ghi chú: G1 – G7 là đàn Vượn ghi nhận tháng 09/2007

Vị trí OTC tại khu phân bố của VCV Vị trí các đàn VCV trong KBT Vị trí OTC ngoài khu phân bố của VCV

4.2. Đặc điểm hệ thực vật trong khu vực VCV phân bố

4.2.1. Thành phần các loài thực vật có mạch trong khu vực VCV phân bố

Qua điều tra nghiên cứu theo tuyến và 18 ô tiêu chuẩn đã thống kê được

thành phần thực vâ ̣t có ma ̣ch tại khu vực nghiên cứu gồm: 87 loài thực vật bậc cao

thuộc 71 chi, 53 ho ̣ của 2 ngành thực vâ ̣t. Sự phân bố các taxon trong các ngành

được trình bày trong bảng 4.2 và biểu đồ 4.4. Chi tiết về thành phần các loài được trình bày tại Phụ lục 1.2 Vị trí các OTC được thể hiện trong hình 4.2:

Bả ng 4.2: Thành phần thực vâ ̣t có ma ̣ch xuất hiê ̣n trong khu vực VCV phân bố

STT Ngành Số họ % Ho ̣ Số chi % Chi Số loài % Loài

1 Polypodiophyta 4 7.55 4 5.63 4 4.60

2 Pinophyta 0 0.00 0 0.00 0 0.00

3

Magnoliophyta 49 92.45 67 94.37 83 95.40

Lớ p 2 lá mầm 40 75.47 55 77.46 69 79.31

Lớ p 1 lá mầm 9 16.98 12 16.90 14 16.09

Tổng 53 71 87

Biểu đồ 4.4: Tổng hợp theo họ, chi, loài thực vật bậc cao trong khu phân bố

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Trong khu vực nghiên ngành Mộc lan chiếm tỉ lệ

cao nhất 95.4%, trong đó:

- Lớp Mộc lan (Hai lá mầm) - Magnoliopsida (Dicotyledoneae) có 69 loài chiếm 79.3% thuộc 55 chi và 40 họ.

- Lớp Hành (Một lá mầm) - Liliopsida (Monocotyledoneae) có 14 loài chiếm 16.1% thuộc 12 chi và 9 họ.

Sự phân bố các loài trong các ho ̣ và các chi không đều nhau, ho ̣ Dâu tằm

(Moraceae) có 6 loài chiếm 6.89 %, ho ̣ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 5 loài chiếm

5.74 %, đây là hai ho ̣ có số loài nhiều nhất. Những ho ̣ có số loài ít như: ho ̣ Thích

(Aceraceae), họ Dương đào (Actinidiaceae), ho ̣ Bứa (Clusiaceae) tất cả đều có mô ̣t

loài chiếm 1.14 %.

4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng trong khu vực VCV phân bố

Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học về hệ sinh thái rừng, tổ thành rừng phản ánh khả năng bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp thì càng có tính thống nhất hoàn hảo, cân bằng.

Cấu trúc tổ thành rừng được chú trọng hàng đầu khi nghiên cứu về cấu trúc rừng hay đặc điểm của hệ thực vật. Trong đó hệ số tổ thành là chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài trong lâm phần. Tập hợp các hệ số tổ thành và loài cây tương ứng đại diện cho một số loài cây đặc trưng gọi là công thức tổ thành. Xét về mặt bản chất thì công thức tổ thành có ý nghĩa sâu sắc, mô phỏng những mối tương tác mang tính chất sinh vật giữa các loài cây rừng với nhau và giữa quần thể thực vật với môi trường sinh thái.

Trong nghiên cứu này, tổ thành rừng là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện các đặc điểm cơ bản cho sinh cảnh sống của loài VCV.

4.2.2.1. Tổ thành tầng cây cao chung toàn khu vực VCV phân bố

Sau khi xử lý và tính toán số liệu điều tra được của 18 ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu. Tôi đã thống kê được tổng số có 87 loài thực vật, với 979 cá thể được ghi nhận trong 18 OTC.

Như vậy số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB =

87 979

= 11.25 (cây/loài). Những loài tham gia vào công thức tổ thành chung có số lượng ≥ 11.25 là 10 loài và được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3: Những loài chính tham gia vào tổ thành của khu vực VCV phân bố

TT Tên loài Số cây Tỉ lệ % (K) Ki Kí hiệu

1 Mạy puôn 408 54.84 5.48 Mp 2 Bã đậu 58 7.8 0.78 Bđ 3 Rè 56 7.53 0.75 R 4 Dướng 46 6.18 0.62 D 5 Nghiến 38 5.11 0.51 Ngh 6 Nóng 36 4.84 0.48 N 7 Núc nác 32 4.3 0.43 NN 8 Thổ mật xoan 26 3.49 0.35 Thmx 9 Han voi 25 3.36 0.34 Hv 10 Cò ke 19 2.55 0.26 Ck Công thức tổ thành chính: 5.48Mp + 0.78Bđ + 0.75R + 0.62D + 0.51Ngh + 1.86Lkh.

Nhìn vào công thức tổ thành ta thấy, rừng ở đây có Mạy puôn là loài cây chiếm ưu thế với hệ số tổ thành 5.48, tiếp đó là Bã đậu, Rè, Dướng. Các loài còn lại xuất hiện với số lượng rất ít từ 0.26 – 0.48. Sở dĩ như vậy là vì trước đây việc người dân tại các thôn tiếp giáp với Khu bảo tồn đã lên rừng khai thác gỗ về xây dựng, đốt than và bán sang Trung Quốc, khiến cho cấu trúc rừng ở đây đã thay đổi. Các loài cây có giá trị cao và đặc trưng của núi đá vôi như Nghiến, Trai lý... đã bị khai thác kiệt, chỉ còn sót la ̣i những cây gỗ ít có giá trị xây dựng hoặc nhỏ chưa có trữ lượng. Mạy puôn là loài cây có giá trị thương phẩm thấp, vì loài này có đặc tính là bị rỗng ruột nên chúng ít bị tác động bởi con người. Mặt khác, đây là loài có thể tái sinh và phát triển tốt trên núi đá vôi cao từ 600 ÷ 650 m, nơi mà các loài ưu thế sinh thái trước đây không còn nữa. Bã đậu và Rè là những loài cây tiên phong ưa sáng, có mặt chủ yếu ở các chân núi và cận sườn, có chiều cao từ 4 ÷ 6 m, thích hợp với núi đá vôi nên chúng cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong công thức tổ thành.

4.2.2.2. Các trạng thái rừng nằm trong khu VCV phân bố

Sau khi tính toán giá trị trung bình của các nhân tố điều tra và đối chiếu với bảng phân loại rừng của Loestchaus. Đề tài đã xác định được 4 trạng thái rừng có trong khu vực nghiên cứu. Những thông tin cụ thể của các trạng thái được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Các nhân tố điều tra trong các trạng thái

T.T TC D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) N (cây/ha G (m2) M (m 3) Tỉ lệ CTA (%) Các loài cây chủ yếu IIIA1 0.56 12.48 8.51 3.47 1012 15.74 82.639 49.94

Mạy puôn, bã đậu, dẻ, cau, dướng, han voi, núc nác, rè, thổ mật xoan, trúc tiết

IIIA2 0.73 13.75 10.14 3.27 1120 22.31 127.537 86.81

Mạy puôn, cò ke, dầu chòong, nóng, thổ mật xoan

IIIA3 0.68 14.52 10.83 3.88 1154 25.96 161.991 78.54

Mạy puôn, nghiến, dướng, rè, núc nác, bã đậu

IIIB 0.71 17.02 10.55 3.75 1026 41.75 326.779 82.14 Mạy puôn

TB 0.67 14.44 10.01 3.59 1078 26.44 174.74 74.36

Ghi chú: T.T: Trạng thái; TC: Độ tàn che; CTA: Cây thức ăn

Số liệu bảng 4.4 cho thấy trong các nhân tố điều tra, mật độ cây giữa các trạng thái ít có sự sai khác. Mật độ trung bình từ 1012 đến 1154 cây/ha. Tuy nhiên, sự sai khác thấy rõ nhất ở các nhân tố điều tra D1.3,H, G, M. Trạng thái IIIA1 là trạng thái có sự sai khái rõ nhất về độ tàn che hay đường kính, chiều cao chênh lệch rất lớn với các trạng thái khác.

Kết quả điều tra cho thấy rừng ở đây chủ yếu là những cây tái sinh và còn sót lại một số cây lớn ít có giá trị có kích thước lớn. Vì vậy các chỉ số điều tra như

D1.3, Hvn trung bình đều nhỏ. Tuy nhiên tổng tiết diện ngang trung bình và trữ lượng trung bình đều lớn do mật độ cây tương đối cao, trung bình là 1078 cây/ha. Những cây lớn có ý nghĩa quyết định trong tổng tiết diện ngang và trữ lượng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)