Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật theo độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 53 - 54)

4.2. Đặc điểm hệ thực vật trong khu vực VCV phân bố

4.2.3. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật theo độ cao

Với mỗi độ cao khác nhau thì thành phần thực vật và cấu trúc tầng tán cũng có sự khác nhau, đặc biệt là những núi đá vôi và nơi có độ dốc lớn. Mỗi loài cần có những điều kiện sinh thái riêng để sinh trưởng và phát triển. Sau khi tổng hợp kết quả điều tra được của 18 OTC tôi có thể mô tả về sự phân bố của thực vật theo mỗi vị trí như sau.

Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật ở Chân núi

Rừng ở đây được hình thành sau tác động chặt chọn và nương rẫy. Rừng qua quá trình diễn thế, đã trải qua các giai đoạn từ trảng bụi, trảng bụi có cây gỗ và hình thành nên rừng cây gỗ, bắt đầu là những cây gỗ mọc nhanh (những loài tiên phong) đặc trưng cho giai đoạn tái sinh như các loài Sung, Dướng, Nóng, Rà dẹt bon, Sau sau, Bã đậu, Han voi, Dâu da xoan, Tỳ bà hoa to, Ba soi. Một số loài cây rụng lá cũng có mặt gồm Thích, Quếch tía, Cò ke á châu, Mãi tắp gân chệch.

Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật ở Sườn núi

Đây là trạng thái rừng tốt nhất của khu vực nghiên cứu. Mạy puôn là loài thực vật phát triển nhanh chiếm thành phần gần chủ yếu trong toàn bộ cấu trúc của loại hình rừng này, đặc biệt nơi sườn núi có đất mùn thô, các ô tiêu chuẩn có Mạy puôn chiếm ưu thế gồm: 04 Sườn, 02 Sườn, 10 Sườn, 06 Sườn, 11 Sườn. Mạy puôn trong các ô tiêu chuẩn này đạt từ 55.6% (ô số 4 Sườn) đến 81.5% (ô số 6). Phần lớn

chúng là các cây gỗ cao > 15m, đường kính >30cm, nhiều cây gỗ to cùng gốc, cấu trúc tầng tán gần như liên tục

Ngoài Mạy puôn thì tầng cây gỗ ở đây còn có sự tham gia của các loài khác như Bã đậu, Thổ mật xoan, Núc nác, Dướng, Bứa lá thuôn, Dẻ cau, Nghiến, nhãn rừng, Thích, Trai lý, Cò ke, Trường sơn, Xây lá to, Sến đất trung hoa. Lá nến cuống đỏ. Cây gỗ tầng này có chiều cao từ 12 ÷ 18 m

Tầng dưới tán ưu thế rất lớn bởi Mạy puôn và Nghiến, đặc biệt là Mạy puôn chúng tái sinh rất khỏe trong hầu hết các ô tiêu chuẩn ở vị trí sườn, ngoài ra còn gặp một số loài khác tái sinh như: Trai lý, Thị rừng, Bã đậu, Thích bắc bộ.

Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật ở Đỉnh núi

Cấu trúc rừng trên các đỉnh núi không giống như vùng chân và sườn, ở đó Mạy puôn hầu như không có mặt. Cũng giống như nhiều nơi khác, rừng trên đỉnh núi thấp đá vôi ở KBT cũng bị tác động ít nhiều trong những năm qua, vì thế nó có cấu trúc đơn giản, chỉ gồm một tầng cây gỗ - tầng ưu thế sinh thái, gồm những loài chủ yếu như: Dẻ, Vải guốc, Trúc tiết, Sến đất trung hoa, Nghiến, Xoan nhừ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài vượn cao vít (nomascus natusus kuncke d herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​ (Trang 53 - 54)