Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động chủ yếu của KBNN Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 40 - 44)

8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động chủ yếu của KBNN Gia Lai

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Lịch sử của hệ thống Kho bạc Gia Lai

Gắn với lịch sử hình thành và phát triển của KBNN . Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về quỹ NSNN.

Sau ba tháng chuẩn bị chu đáo, với sự chỉ đạo chặt chẽ và trực tiếp của Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của UBND các cấp và các ngành có liên quan, KBNN đã hoàn thành tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương (gồm 03 cấp) và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ 01/04/1990.

Hệ thống Kho bạc Nhà nước Gia Lai được thành lập theo Quyết định số: 185 TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ Tài Chính lúc bây giờ lấy tên là: Chi cục Kho bạc Nhà nước Gia Lai – Kon Tum với 4 phòng và 13 Kho bạc Nhà nước trực thuộc. Năm 1991, do chia tách hai tỉnh Gia lai và Kon tum nên Bộ Tài Chính đã ra quyết số: 327/TC/QĐ/TCCB ngày 31/08/1991 về việc thành lập Chi cục Kho bạc Nhà nước Gia Lai với 4 phòng ( Phòng Kế hoạch - thanh tra, Phòng kế toán, Phòng Kho quỹ và phòng Tổ chức – hành chính) và 9 đơn vị Kho bạc Nhà nước trực thuộc(Chi nhánh KBNN An Khê, Mang Yang, KBang, Kông chro, Chư Sê, Chư Pah, Chư Prông, Ayun Pa và Krông Pa). Đến nay Hệ thống KBNN Gia Lai đã phát triển lớn mạnh gồm 8 phòng và 16 KBNN trực thuộc với Tổng số 258 cán bộ công chức(số liệu đến 31/12/2016).

Kho bạc Nhà nước Gia Lai trực thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước chính thức đi vào ngày 01/04/1990. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Gia Lai đã trãi qua 27 năm hoạt động. Bằng sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, Kho bạc Nhà nước Gia Lai đã có những bước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Thực tế đã khẳng định, Kho bạc Nhà nước Gia Lai là một công cụ không thể thiếu trong bộ máy hành chính của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, là đầu mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán NSNN.

Những năm qua, với chức năng nhiệm vụ được giao, KBNN Gia Lai cũng đã hoàn thành công tác quản lý quỹ Ngân sách, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành quỹ NSNN, góp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nâng cao chất lượng quản lý quỹ NSNN trên hai phương diện: Tập trung nhanh, đầy đủ, kịp thời các khoản thu và quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN.

2.1.2. Tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Gia Lai

Bộ máy Kho bạc Nhà nước Gia Lai hiện nay gồm có Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, bảy phòng ban trực thuộc cùng với 16 Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Mối quan hệ giữa các bộ phận phòng ban được minh hoạ qua hình 2.1 như bên dưới:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Gia Lai

Nguồn: Văn phòng Kho bạc Nhà nước Gia Lai 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban

Kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai: thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước; tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra Kho bạc cấp huyện trực thuộc; quản lý Ngân sách và quỹ dự trữ tài chính; thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và bảo đảm an toàn kho, quỹ; thực hiện công tác kế toán Ngân sách Nhà nước; thực hiện báo cáo thống kê, thanh tra chuyên ngành và các hoạt động khác theo pháp luật quy định.

Phòng Kế toán nhà nước: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh.

Phòng Kế toán nhà nước Phòng Kiểm soát chi Phòng Thanh tra – kiểm tra Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ Văn phòng KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý.

Phòng Thanh tra-kiểm tra: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh, thành phố.

Phòng Tin học: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh.

Phòng Tổ chức cán bộ: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN cấp tỉnh.

Phòng Tài vụ: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính nội ngành tại KBNN cấp tỉnh.

Văn phòng: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính; công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy; điều phối hoạt động KBNN cấp tỉnh.

Kho bạc Nhà nước cấp huyện: thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ; công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định; tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)