Thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 49 - 55)

8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực tế về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai

2.2.2. Thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên

KBNN Gia Lai

2.2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát

Hệ thống KBNN Gia Lai hiện nay luôn chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công chức và nhân viên của hệ thống. Bên cạnh đó, việc học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” được phát động và thực hiện xuyên suốt nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, KBNN Gia Lai cũng thực hiện nghiêm túc các điều lệ kỷ luật trong hệ thống KBNN được ban hành kèm theo của Quyết định số 875/KB-QĐ-VP ngày 18/09/2002 và tiêu thức văn hoá ứng xử nghề Kho bạc theo Quyết định số 831/QĐ-KBNN ngày 10/10/2006 của KBNN.

Đồng thời, KBNN Gia Lai cũng thực hiện việc tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức và phổ biến các quy định về kiểm soát chi thường xuyên cho đội ngũ thực hiện công tác này hàng năm.

Thêm nữa là phong cách lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo hệ thống KBNN Gia Lai cũng góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt như thường xuyên quan tâm, giám sát hoạt động kiểm soát chi thường xuyên, giải quyết nhanh chóng khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên.

Cán bộ phòng Kiểm soát chi có kiến thức chuyên môn cơ bản tốt và nắm được các văn bản quy định pháp luật và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Cơ cấu bộ máy được tổ chức đúng theo các quy định pháp luật hiện hành cùng với việc xây dựng và áp dụng công nghệ thông tin cụ thể là phầm mềm TABMIS và triển khai dịch vụ công vào hoạt động kiểm soát chi thường xuyên đã giúp công tác này được triển khai nhanh hơn và thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian hơn so với trước đây.

2.2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro

Hoạt động nhận dạng rủi ro luôn được quan tâm và chú trọng thực hiện. Trong đó, công tác kiểm soát chi thường xuyên được thể hiện ở hai khía cạnh:

 Về quản lý an toàn kho quỹ: thực hiện việc đánh giá theo các tiêu thức được trình bày trong Quyết định số 1169/QĐ-KBNN ngày 14/12/2012.

 Về quản lý kế toán NSNN áp dụng theo TABMIS: quan tâm các loại rủi ro có

thể xảy ra với công tác chi thường xuyên NSNN, đánh giá mức độ và đề xuất biện pháp phòng tránh theo hướng dẫn của Quyết định 665/QĐ-KBNN ngày 16/07/2013.

Việc đánh giá rủi ro luôn được lãnh đạo của hệ thống KBNN Gia Lai quan tâm và thực hiện dựa trên các văn bản đã được ban hành.

2.2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát hiện nay của hệ thống KBNN Gia Lai được thực hiện theo Quyết định số 888/QĐ-KBNN ban hành ngày 24/10/2014 về quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán. Trong đó, Giám đốc KBNN Gia Lai chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kiểm soát chi thường xuyên của tỉnh; các Trưởng bộ phận, phòng ban chịu trách nhiệm trong việc phân chia nhiệm vụ đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra chi thường xuyên theo đúng quy trình đã ban hành.

Quy trình kiểm soát chi thường xuyên hiện nay được triển khai trên toàn hệ thống KBNN Gia Lai được thực hiện theo Quyết định 4377/QĐ-KBNN ngày 15/09/2017 về Ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà nước. Quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuyên viên KSC tiếp nhận hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán, chi trả do ĐVSDNS gửi đến và kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo quy định.;

Bước 2: Chuyên viên KSC kiểm soát dự toán (nhập chứng từ trên TABMIS);

Bước 3: Phụ trách KSC thực hiện kiểm soát chứng từ trên giấy, Trường hợp hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán, trả lại hồ sơ, chứng từ cho chuyên viên KSC, Trường hợp hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán, Phụ trách KSC ký chứng từ giấy và chuyển hồ sơ, chứng từ giấy cho chuyên viên KSC trình Giám đốc đơn vị KBNN ký chứng từ giấy;

Bước 4: Giám đốc đơn vị KBNN kiểm soát hồ sơ chứng từ và ký chứng từ giấy, Trường hợp hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán, trả lại hồ sơ, chứng từ cho chuyên viên KSC, Trường hợp hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán, Giám đốc đơn vị KBNN ký chứng từ giấy và chuyển chứng từ giấy cho chuyên viên KSC để chuyển cho KTV;

Bước 5: Chuyên viên KSC chuyển bút toán trên hệ thống TABMIS sang KTV kiểm soát và bàn giao chứng từ giấy cho KTV;

Bước 6: KTV tiếp nhận chứng từ giấy, thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin số tiền bằng số, bằng chữ; đối chiếu thông tin giữa chứng từ giấy và YCTT hoặc bút toán trên TABMIS về: tài khoản, mục lục NSNN, nếu:

 Các thông tin trên chứng từ có sự sai lệch hoặc sai lệch giữa chứng từ giấy và YCTT hoặc bút toán trên TABMIS: Trả lại chuyên viên KSC để kiểm tra.

 Các thông tin trên chứng từ đã khớp đúng và khớp đúng với YCTT hoặc bút toán trên TABMIS: Thực hiện định khoản và ký trên chứng từ giấy, đệ trình YCTT hoặc bút toán trên TABMIS tới KTT.

Bước 7: KTT kiểm soát, phê duyệt YCTT hoặc bút toán, nếu:

 Thông tin trên chứng từ có sự sai lệch hoặc sai lệch giữa chứng từ giấy và YCTT hoặc bút toán trên TABMIS: Trả lại KTV, KTV trả lại chuyên viên KSC kiểm tra, xử lý.

 Thông tin trên chứng từ đã khớp đúng và khớp đúng với YCTT hoặc bút toán

trên TABMIS: Ký trên chứng từ giấy, phê duyệt trên TABMIS và chuyển lại chứng từ giấy cho KTV để thực hiện áp thanh toán/ hoặc chuyển cho Thủ quỹ để chi tiền.

Bước 8: KTV thực hiện áp thanh toán cho khách hàng/ hoặc Thủ quỹ chi tiền cho khách hàng theo đúng quy trình.

Bước 9: TTV thực hiện chạy giao diện sang chương trình thanh toán và hoàn thiện các thông tin thanh toán, trình chứng từ lên KTT để KTT kiểm tra, nếu các thông tin thanh toán khớp đúng với chứng từ, KTT phê duyệt, đệ trình Giám đốc ký số để truyền đi, nếu sai trả lại KTT, TTV hoàn thiện theo đúng quy trình.

Bước 10: KTV đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các liên chứng từ và trả các liên chứng từ cho chuyên viên KSC.Riêng đối với Sở Giao dịch KBNN, việc đóng dấu “SỞ GIAO DỊCH KBNN” trên chứng từ kế toán do Giám đốc Sở Giao dịch KBNN phân công theo đúng quy định về quản lý con dấu.

Bước 11: Chuyên viên KSC tiếp nhận chứng từ, lưu 01 liên cùng hồ sơ thanh toán, trả 01 liên cho đơn vị giao dịch.

Bên cạnh đó, các thủ trưởng của các đơn vị SDNS là người chịu trách nhiệm chính và đảm bảo các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 và Thông tư 39/2016 ngày 01/03/2016 sửa đổi bổ sung Thông tư 161 trong việc phân định trách nhiệm giữa đơn vị SDNS và KBNN đối với việc kiểm soát các khoản chi.

Đồng thời đối với khoản chi thường xuyên theo hình thức rút dự toán, khi nhận được hồ sơ thanh toán của đơn vị SDNS, KBNN sẽ kiểm tra và kiểm soát, thực hiện chi trả theo nội dung của dự toán và các điều kiện khác theo luật định của Mục lục

NSNN; đối với hình thức Lệnh chi tiền, hồ sơ thanh toán là Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, KBNN nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát theo quy định thì thực hiện xử lý thanh toán cho khách hàng. Trường hợp này, KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ đối với các khoản chi mà không chịu trách nhiệm kiểm soát.

2.2.2.4. Thực trạng thông tin và truyền thông

Từ khi Luật Ngân sách Nhà nước 2015 (có hiệu lực từ 2017) được ban hành đã tác động mạnh đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống của KBNN trong đó có việc triển khai phần mềm TABMIS và triển khai Dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, phần mềm này đang trong giai đoạn thử nghiệm và cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

Trước khi có phần mềm TABMIS, KBNN Gia Lai áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 25/12/2008 về kế toán hành chính sự nghiệp và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Năm 2009, Thông tư 212/2009/TT- BTC ban hành ngày 06/11/2009 ban hành việc áp dụng kế toán trên phần mềm TABMIS. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ kế toán kiểm soát chi thường xuyên hiện nay còn được thực hiện theo hướng dẫn của Công văn 388/KBNN-KTNN ban hành ngày 01/03/2013 và Thông tư 08/2013/TT-BTC.

Bên cạnh đó, hệ thống chứng từ kế toán liên quan đến chi thường xuyên NSNN được thực hiện theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Các văn bản quy định của KBNN đều được KBNN Gia Lai truyền đạt xuống các KBNN cấp huyện một cách nhanh chóng thông qua mạng nội bộ. Việc cập nhật thông tin từ KBNN được thực hiện thông qua website có tên miền vst.mof.gov.vn. Bên cạnh đó, KBNN Gia Lai còn tổ chức các cuộc họp với các cơ quan hữu quan liên quan nhằm phối hợp thực hiện và phổ biến kiến thức mới liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN hàng năm.

Cuối cùng là việc triển khai phần mềm TABMIS và Dịch vụ công trực tuyến trên toàn bộ hệ thống KBNN nói chung và KBNN Gia Lai nói riêng đang phát huy vai trò kết nối thông tin cũng như thực hiện việc kiểm tra nhanh chóng các thông tin trên toàn bộ hệ thống giúp cho việc kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, phần mềm này vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên vẫn phát sinh một số hạn chế nhất định.

2.2.2.5. Thực trạng giám sát

Hoạt động giám sát hiện nay được tổ chức thường xuyên và có sự giám sát chéo qua lại giữa KBNN các tỉnh, các cá nhân thực hiện nghiệp vụ theo quy định được ban hành thông qua Quyết định 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016, quyết định 4377/QĐ- KBNN ngày 15/09/2017 và quyết đinh 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018. Trong đó:

Giám đốc KBNN Gia Lai và cấp huyện có trách nhiệm tổ chức, quán triệt các nội dung của quy chế kiểm soát nghiệp vụ chi thường xuyên trong hệ thống KBNN Gia Lai.

Trưởng phòng Kiểm soát chi KBNN Gia Lai và Kế toán trưởng các KBNN cấp huyện trực tiếp kiểm tra nghiệp vụ kiểm soát chi; chấp hành đúng các quy định, chế độ hiện hành khi thực hiện kiểm tra kiểm soát chi thường xuyên NSNN; tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo, đề xuất biện pháp giải quyết cho thủ trưởng.

Cán bộ công chức làm nghiệp vụ kiểm soát chi tại các KBNN chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về kế toán và tuân thủ các quy định về quy trình kiểm soát nghiệp vụ kiểm soát chi, thực hiện các biện pháp khắc phục các tồn tại được phát hiện.

Bên cạnh đó, việc tổ chức kênh thông tin nhận góp ý từ đơn vị SDNS cũng góp phần giúp KBNN Gia Lai thực hiện giám sát hành vi vi phạm quy trình thực hiện nghiệp vụ cùng với các ứng xử chưa phù hợp được nhanh chóng và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước gia lai (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)