8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.2. Tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Gia Lai
Bộ máy Kho bạc Nhà nước Gia Lai hiện nay gồm có Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, bảy phòng ban trực thuộc cùng với 16 Kho bạc Nhà nước cấp huyện. Mối quan hệ giữa các bộ phận phòng ban được minh hoạ qua hình 2.1 như bên dưới:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Gia Lai
Nguồn: Văn phòng Kho bạc Nhà nước Gia Lai 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban
Kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai: thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước; tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra Kho bạc cấp huyện trực thuộc; quản lý Ngân sách và quỹ dự trữ tài chính; thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và bảo đảm an toàn kho, quỹ; thực hiện công tác kế toán Ngân sách Nhà nước; thực hiện báo cáo thống kê, thanh tra chuyên ngành và các hoạt động khác theo pháp luật quy định.
Phòng Kế toán nhà nước: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh.
Phòng Kế toán nhà nước Phòng Kiểm soát chi Phòng Thanh tra – kiểm tra Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ Văn phòng KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH
Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý.
Phòng Thanh tra-kiểm tra: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh, thành phố.
Phòng Tin học: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh.
Phòng Tổ chức cán bộ: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN cấp tỉnh.
Phòng Tài vụ: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính nội ngành tại KBNN cấp tỉnh.
Văn phòng: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính; công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy; điều phối hoạt động KBNN cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước cấp huyện: thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ; công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định; tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin...
2.2. Thực tế về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai
2.2.1. Kết quả đạt được và một số bất cập, hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai
Bảng 2.1: Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai
Đvt: triệu đồng
Các tiêu chí
Dự toán giao Thực hiện Tỷ lệ %
Năm
2016 7.030.358 6.956.679 99,08
2017 7.645.021 7.577.745 99,12
2018 8.575.386 8.497.350 99,09
Tổng số 23.250.765 23.040.774 99,1
Nguồn: Văn phòng KBNN Gia Lai
Theo báo cáo tổng kết hoạt động KBNN từ năm 2016 đến năm 2018, Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, các phòng nghiệp vụ, các KBNN trực thuộc đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo đúng quy định khoảng 39 tỷ đồng( 4.812 khoản chi).
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, KBNN Gia Lai còn phát hiện một số bất cập trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN đó là:
Quy trình hướng dẫn của các văn bản như Thông tư 123/2014/TT-BTC ngày 27/08/2014 quy định việc nhập dự toán Ngân sách tỉnh, huyện vào chương trình TABMIS là do cơ quan tài chính thực hiện. Và đến thời điểm cuối quý, năm kế toán viên KBNN thực hiện đối chiếu và xác nhận kết quả thực hiện theo mẫu 01– SDKP/ĐVDT và 02–DKP/ĐVDT, ký và xác nhận gửi lại đơn vị SDNS. Tuy nhiên, cơ quan tài chính lại nhập bổ sung hoặc điều chỉnh giảm vào phần mềm TABMIS làm phát sinh chênh lệch giữa số trên phần mềm và bảng lưu.
Phòng Tài chính-kế hoạch (P.TC-KH) TP Pleiku tham mưu cho UBND TP Pleiku sử dụng nguồn sử dụng đất để thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện có, là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 326/2016/TT-BTC, nguồn đúng phải là nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư.
Bảng 2.2: Tổng hợp phân bổ nguồn sử dụng đất cho các dự án sữa chữa, nâng cấp các công trình hiện có
Đvt: triệu đồng
Năm ngân sách 2016 2017 2018
Nguồn sử dụng đất 0 20.745,4 4.069,9
Nguồn: Biên bản kiểm toán ngân sách TP Pleiku năm 2016-2018 Theo số liệu bảng 2.2, tổng nguồn vốn sử dụng đất bị phân bổ sai là 24,815.3 triệu đồng đáng lẽ phải được phân bổ dự toán vào nguồn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới các công trình hạ tầng khác. Nguyên nhân là do Nguồn thu chủ yếu của địa bàn TP.Pleiku là nguồn sử dụng đất (chiếm gần 50% tổng nguồn thu), thuế, phí và lệ phí còn chiếm tỷ lệ thấp, không đủ để bố trí nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư, trong khi các nguồn trợ cấp từ cấp trên đã có mục tiêu rõ ràng không thể sử dụng được.
Bảng 2.3: Tổng hợp phân bổ nguồn dự phòng NSNN sai mục đích
đvt: triệu đồng
Năm ngân sách 2016 2017 2018
Nguồn dự phòng 0 116 10,65
Nguồn: Biên bản kiểm toán ngân sách TP Pleiku năm 2016-2018 Năm 2017, Phòng TC- KH Sử dụng nguồn dự phòng để cấp cho Công an TP Pleiku chi tiền xăng, 41 trđ, tiền ăn 39 trđ không phù hợp thực tế; kinh phí bảo hiểm kho tạm giữ 36 trđ. Năm 2018, chi hỗ trợ Trường THCS Trần Phú, Chi học bổng và phương tiện đồ dùng dạy học 10,65 trđ là không đúng quy định tại Khoản 9 Điều 9
Luật NSNN. Nguyên nhân là do cơ chế phân bổ dự toán cho các đơn vị SDNS còn mang nặng tính “Xin, cho” chưa quan tâm đến cân đối NSNN địa phương.
Khi sai phạm bị phát hiện thì KBNN cũng chịu trách nhiệm liên đới khi không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không làm văn bản thông báo cho cơ quan tài chính để cơ quan tài chính bố trí nguồn vốn khác.
Theo số liệu kiểm toán địa phương từ 2016-2018 thì cuối năm P.TC-KH chưa nộp trả kinh phí bổ sung có mục tiêu, kinh phí hoạt động từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới còn tồn và hết nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp trên như bảng 2.13.
Bảng 2.4: Tổng hợp KP bổ sung có mục tiêu, KP chi hoạt động còn tồn chưa nộp trả NS cấp trên
đvt: triệu đồng
Năm ngân sách 2016 2017 2018
Kinh phí bổ sung 1.920,20 2.797,60 35.345,29
Nguồn: Biên bản kiểm toán ngân sách TP Pleiku năm 2016-2018
Nguyên nhân: P.TC-KH và KBNN chưa phối hợp rà soát các khoản bổ sung có mục tiêu và chi hoạt động đã còn tồn nhưng đã hết nhiệm vụ chi để nộp trả NS cấp trên.
Đơn vị SDNS sử dụng kinh phí không tự chủ để chi tiếp khách là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Bảng 2.5: Tổng hợp chi tiếp khách bằng nguồn KP không tự chủ của đơn vị VP HĐND-UBND TP Pleiku
đvt: triệu đồng
Năm ngân sách 2016 2017 2018
VP HĐND - UBND TP Pleiku 689,713 322,939 187,759
Nguồn: Biên bản kiểm toán ngân sách TP Pleiku năm 2016-2018
Nguyên nhân: Cuối năm ngân sách trước VP HĐND và UBND TP Pleiku đã lập và gửi cho phòng Tài chính-kế hoạch dự toán chi tiết của đơn vị, nhưng P.TC-KH đã phân bổ dự toán chi tiếp khách vào nguồn không tự chủ. Cán bộ kiểm soát chi đã không phát hiện hoặc phát hiện mà không báo cáo cho lãnh đạo để soạn thảo văn bản yêu cầu P.TC-KH bố trí nguồn vốn tự chủ tự chịu trách nhiệm cho đơn vị.
Kế toán viên không thực hiện kiểm tra mã giao dịch trên chứng từ và mã giao dịch đã đăng ký với KBNN của các đơn vị SDNS; không yêu cầu bổ sung bảng đăng ký mẫu dấu mới khi mẫu dấu cũ trên hệ thống không còn giá trị; kiểm tra số dư tài khoản với các thông tin trên chứng từ còn chung chung dẫn đến các sai sót làm phát sinh các hành vi điều chỉnh nội dung chứng từ nhằm chiếm đoạt NSNN.
Việc phân tích và đánh giá rủi ro trong các cuộc họp mang tính chủ quan dẫn đến các biện pháp ứng phó với rủi ro xảy ra là chưa phù hợp và hiệu quả.
Thông tư số 39/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 161/2012/TT- BTC quy định chế độ, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đã có nhiều điểm mới mang tính cải cách hành chính rất cao trong KSC NSNN.Theo đó, thông tư này đã quy định đối với các khoản chi mua sắm nhỏ lẻ có giá trị dưới 20 triệu đồng, đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không phải gửi hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua sắm đó cho KBNN).Đối với những khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, đơn vị SDNS gửi hợp đồng, biên bản nghiệm thu, KBNN thực hiện chi
theo đề nghị của đơn vị SDNS. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị SDNS chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.Tuy nhiên, trên thực tế có một số khoản chi mang tính chất đặc thù, hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng được điều chỉnh bởi một số văn bản hướng dẫn đã gây nhiều lúng túng cho cán bộ kho bạc trong xử lý công việc, vì chưa xác định được khoản chi đó là chi cho cá nhân hay hình thức chi khác để xác định hồ sơ chứng từ kèm theo cho phù hợp. Chưa kể đến tại mỗi đơn vị KBNN lại hiểu và xác định khoản chi theo cách khách nhau. Cùng một khoản chi đó, nhưng tại đơn vị KBNN này cho vào mục chi cá nhân nên kiểm soát và lưu danh sách, nhưng tại đơn vị KBNN khác lại cho vào mục chi khác nên kiểm soát và lưu bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng. Hay như một số khoản chi đặc thù được kiểm soát theo quy định tại văn bản do Bộ Tài chính phối hợp với các bộ khác ban hành. Tuy nhiên, các thông tư liên tịch này lại không hướng dẫn cụ thể kho bạc kiểm soát và lưu hồ sơ gì nên trong quá trình triển khai, dẫn đến cán bộ KSC gặp khó khăn trong việc hướng dẫn đơn vị SDNS gửi hồ sơ như thế nào cho đúng quy định...
Theo quyết định số 348/QĐ-KBNN ngày 16/8/2017 của Giám đốc KBNN Gia
Lai thì thời gian thanh toán tạm ứng tối đa là 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của đơn vị SDNS và thời gian kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tối đa là 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đó là ít hơn so với quy định tương ứng là 03 ngày và 04 ngày. Tạo áp lực cực kỳ lớn cho cán bộ kiểm soát chi trong thời điểm thiếu hụt nhân sự như hiện tại.
Một số hạng mục mua sắm tài sản phục vụ chuyên môn của từng ngành có quá
nhiều tài sản và có giá trị quá nhỏ chưa đủ điều kiện để hình thành tài sản theo quyết định 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng chính phủ quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị. Ví dụ, theo quyết định 168/QĐ-SGDĐT ngày 31/05/2019 V/v quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các đơn vị ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai thì mua hoa cài tay cho các cháu mầm non diễn văn nghệ cũng có định mức là 20 cái/ trường. Riêng về danh mục thiết
bị bậc mầm non có 13 khoản mục mỗi khoản mục có hàng chục thiết bị chuyên dùng tạo ra khó khăn cho công tác kiểm soát chi. Trong đoạn thời gian trước năm 2017, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định 464/QĐ-UBND ngày 24/04/2017 ban hành tiêu chuẩn định mức máy móc thiết bị chuyên dùng gồm 74 trang nhưng trong đó có rất nhiều sản phẩm, chủng loại có giá trị nhỏ chưa đủ hình thành tài sản ví dụ như công tắc đôi 1 chiều S92/1D có định mức là 88.000đ, găng tay có định mức 25.000đ, lưỡi dao mổ ngành chăn nuôi có định mức 32.000đ và tua vit bake 02 đầu có định mức 32.000đ. Có quá nhiều định mức làm cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai KBNN Gia Lai
2.2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát
Hệ thống KBNN Gia Lai hiện nay luôn chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công chức và nhân viên của hệ thống. Bên cạnh đó, việc học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” được phát động và thực hiện xuyên suốt nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, KBNN Gia Lai cũng thực hiện nghiêm túc các điều lệ kỷ luật trong hệ thống KBNN được ban hành kèm theo của Quyết định số 875/KB-QĐ-VP ngày 18/09/2002 và tiêu thức văn hoá ứng xử nghề Kho bạc theo Quyết định số 831/QĐ-KBNN ngày 10/10/2006 của KBNN.
Đồng thời, KBNN Gia Lai cũng thực hiện việc tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức và phổ biến các quy định về kiểm soát chi thường xuyên cho đội ngũ thực hiện công tác này hàng năm.
Thêm nữa là phong cách lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo hệ thống KBNN Gia Lai cũng góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt như thường xuyên quan tâm, giám sát hoạt động kiểm soát chi thường xuyên, giải quyết nhanh chóng khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên.
Cán bộ phòng Kiểm soát chi có kiến thức chuyên môn cơ bản tốt và nắm được các văn bản quy định pháp luật và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
Cơ cấu bộ máy được tổ chức đúng theo các quy định pháp luật hiện hành cùng