8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Các giải pháp
3.1.1. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực của mỗi cán bộ công chức trong KBNN Gia Lai Gia Lai
Phẩm chất đạo đức:
Lãnh đạo KBNN Gia Lai và các huyện cần phải coi trọng tính chính trực, giá trị đạo đức, năng lực nhằm hướng đến việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp về KBNN và thực thi hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN bằng cách xây dựng và ban hành các quy trình về cách thức giao tiếp, cung cấp thông tin và giải thích vướng mắc cho khách hàng đến giao dịch; học tập và nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và ý nghĩa của các thành phần của hệ thống KSNB để có thể vận dụng một cách phù hợp.
Ban lãnh đạo các Kho bạc thực hiện lấy ý kiến đóng góp trực tiếp từ khách hàng thông qua việc công khai đường dây nóng hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng giải quyết các công việc một cách mạch lạc rõ ràng, đúng chế độ và kịp thời; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn đơn vị; xây dựng tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Kho bạc cần phải tạo một môi trường làm việc hoà đồng, thân thiện, có tính đoàn kết cao và tạo mọi điều kiện để trao dồi và phát triển đạo đức nghề nghiệp thông qua các buổi họp giao ban, sinh hoạt chuyên môn.
Trình độ, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:
Cán bộ cần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cần thiết và kỹ năng nghề nghiệp cùng kinh nghiệm trong công tác hoạt động kiểm tra, kiểm soát để đáp ứng nhiệm vụ được phân công. Phải có tính chủ động sáng tạo, có khả năng vận dụng các kỹ năng chuyên môn phù hợp với sự đa dạng phức tạp trong công tác tại đơn vị.
Thường xuyên duy trì, cập nhật, bổ sung các văn bản pháp quy, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, các phương pháp kiểm tra, kiểm soát. Cán bộ thanh tra cần chủ động, tích cực tự trau dồi về kỹ năng nghề nghiệp, nắm vững phương pháp tìm sai trong các hoạt động nghiệp để nâng cao chất lượng của các cuộc thanh tra, kiểm tra.
3.1.2. Tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp phải đảm bảo toàn diện: về quản lý nhà nước, về các kiến thức, kỹ năng chuyên môn kiểm soát chi, thanh tra kiểm tra và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn bổ trợ khác. Tổ chức hội thảo, tổ chức cập nhật kiến thức hiện hành, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ theo từng chuyên đề.
Đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, cũng như đào tạo một thế hệ cán bộ mới nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN có năng lực, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Áp dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, kết hợp giữa việc đào tạo, tập huấn bồi dưỡng tập trung chuyên sâu nghiệp vụ theo từng chuyên đề và tự học tập nghiên cứu tại đơn vị, đào tạo trong thực tiễn công tác theo phương pháp vừa học vừa làm, kèm cặp và giúp đỡ nhau trong đoàn kiểm tra, tổng kết đúc rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc kiểm tra...
Xây dựng nội dung chương trình để đào tạo Trưởng đoàn thanh tra, vì Trưởng đoàn thanh tra chính là người đại diện cho đoàn, nên tiêu chuẩn người được chọn đào tạo phải là người có kinh nghiệm công tác, có khả năng đoàn kết, có năng lực chỉ đạo điều hành một cuộc thanh tra, có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, hiểu biết và nắm
vững luật pháp liên quan đến công tác thanh tra của KBNN, có khả năng phân tích tổng hợp, kết luận những vấn đề phát sinh trong mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra, có phương pháp bảo vệ được những kiến nghị, kết luận và những biện pháp xử lý đúng đắn sau thanh tra, kiểm tra.
3.1.3. Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng cán bộ cán bộ kiểm soát chi
Trong thời gian chưa có quy trình kiểm soát chi mới thay quy trình kiểm soát theo quyết định 4377/QĐ-KBNN, ban lãnh đạo có thể phân công công việc cho từng cán bộ theo thế mạnh của từng người. Đối với những cán bộ từ phòng kế toán nhà nước cũ chuyển sang có thế mạnh về kiểm soát chi thường xuyên, ban lãnh đạo phân công quản lý các đơn vị SDNS sử dụng nguồn thường xuyên là chủ yếu. Đối với các cán bộ từ phòng Kiểm soát chi cũ có thế mạnh về kiểm soát chi đầu tư, ban lãnh đạo phân công quản lý các chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB.
Bố trí các cán bộ có trình độ am hiểu tổng hợp các nội dung nghiệp vụ kế toán, kiểm soát chi, đã trải qua các phần hành nghiệp vụ kế toán trong đơn vị KBNN và kinh nghiệm thực tế làm công tác thanh tra để nâng cao chất lượng của các cuộc thanh tra, kiểm tra.
3.1.4. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ công nghệ thông tin trong hệ thống Kho bạc nhà nước Gia Lai Gia Lai
Thực hiện cập nhật hàng ngày cổng thông tin điện tử của KBNN và tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia cũng như cập nhật các văn bản của đơn vị trên trang điện tử của tỉnh và thông báo đến toàn thể các đơn vị sử dụng NSNN bằng thư điện tử cùng các văn bản hướng dẫn xử lý phù hợp.
KBNN Gia Lai cần nắm bắt tình hình vận hành các hệ thống CNTT trên địa bàn mình để có những điều chỉnh và chỉ đạo phù hợp. Việc chỉ đạo về công tác vận hành các chương trình ứng dụng cần kịp thời hơn trước, thường trực hỗ trợ các chương trình
vận hành trong nội bộ để đảm bảo các thanh toán được hoàn thành kịp thời, nhanh chóng.