8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đánh giá về kiểm soát thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai
2.4.1. Các kết quả đạt được trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Gia Lai
Một là, tạo được môi trường làm việc tốt trong đơn vị: toàn thể ban lãnh đạo KBNN Gia Lai và các huyện luôn thực hiện đúng các chủ trương đạo đức và văn hoá nghề trong công việc được giao; sẵn sàng hướng dẫn chi tiết thủ tục, quy trình, hồ sơ liên quan công tác chi cho khách hàng và giải đáp các vướng mắc. Đồng thời lãnh đạo Kho bạc Gia Lai và các huyện luôn chú trọng nâng cao tính chính trực và giá trị đạo đức trong điều hành công việc của mình. Lãnh đạo của các đơn vị luôn quan tâm đến năng lực làm việc của cán bộ công chức đơn vị mình, đảm bảo việc hiểu đúng các nội dung văn bản, chính sách và nhiệm vụ được giao thông qua các buổi tập huấn và phổ biến kiến thức pháp luật. Ban giám đốc luôn quan tâm, chỉ đạo công tác kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN theo đúng các mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2020; luôn chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai văn bản. Ban giám đốc cũng chú trọng đến việc ban hành các chính sách kiểm soát nội bộ công tác chi thường xuyên thông qua các quy trình thực hiện nhằm hướng dẫn và hạn chế các sai sót, góp phần tăng cường khả năng kiểm soát của Kho bạc.
Hai là, có nhiều sự quan tâm hơn cho công tác quản lý, hạn chế rủi ro: Trong quản lý hoạt động kế toán NSNN áp dụng cho TABMIS. Kho bạc nhà nước đã ban hành Quyết định số: 665/QĐ-KBNN ngày 16/7/2013 về việc ban hành quy định tạm
thời khung kiểm soát rủi ro đối với hoạt động kế toán NSNN. Ban giám đốc Kho bạc Nhà nước Gia Lai và các huyện nhận thức được các rủi ro thường xảy ra đối với công tác chi thường xuyên NSNN nên đã có các văn bản hướng dẫn quản lý hạn chế rủi ro. Đồng thời, việc nhận diện rủi ro cũng được quan tâm nhằm ngăn ngừa bằng các đánh giá và phân tích để có các giải pháp phù hợp với các mức độ của rủi ro. Ban giám đốc đã ký ban hành các văn bản cảnh báo rủi ro và chấn chỉnh sau mỗi đợt kiểm toán, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nội bộ để các cán bộ chuyên quản tự rà soát và khắc phục những sai phạm.
Ba là, hoạt động kiểm soát được chú trọng: Kho bạc Nhà nước Gia Lai đã thực hiện tốt các quy chế về kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo luật NSNN. Đồng thời, công tác tuyên truyền được nâng cao giúp các đơn vị sử dụng Ngân sách có ý thức hơn trong việc chấp hành chế độ và chính sách về hoá đơn, chứng từ, định mức chi..., đặc biệt là công tác mua sắm vật tư, sửa chữa tài sản. Bên cạnh đó, thông qua các báo cáo chi NSNN hàng năm, đơn vị đã giúp cho Sở tài chính, UBND tỉnh chủ động trong công tác điều hành ngân sách, công tác quản lý chế độ chi thường xuyên luôn được tăng cường, góp phần ổn định Ngân sách của tỉnh.
Bốn là, áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN: Kho bạc Nhà nước Gia Lai đã chủ động thực hiện công tác hạch toán và báo cáo thông tin về chi thường xuyên NSNN qua việc áp dụng trên phần mềm TABMIS giúp các khoản chi được hạch toán chính xác và kịp thời; đúng nội dung kinh tế và Mục lục Ngân sách Nhà nước quy định. Qua đó, báo cáo về hoạt động chi thường xuyên luôn cập nhật nhanh chóng và cung cấp cho lãnh đạo khi cần thiết. Kho bạc Nhà nước Gia Lai đã chủ động thực hiện, đôn đốc các đơn vị SDNS tham gia Dịch vụ công trực tuyến, hướng tới mục tiêu 2 không: “không chứng từ, không khách hàng,” phấn đấu đến cuối năm 2019 đạt được 100% đơn vị tham gia Dịch vụ công trực tuyến. Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDNS, giảm thời gian đi lại, giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, tăng tính công khai minh bạch, tăng hiệu quả kinh tế, giảm bớt chi phí văn phòng phẩm, nhân công. Cổng
thông tin điện tử được sử dụng cùng với mạng nội bộ đã phát huy hiệu quả trong việc thu thập thông tin về hoạt động, văn bản, chính sách liên quan đến kiểm soát chi